Niềm vui và trăn trở với phổ cập giáo dục mầm non vùng khó

L.Toán - H.Đức | 26/07/2022, 06:45
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Với sự quan tâm của các cấp, ngành và sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, công tác phổ cập giáo dục mầm non của nhiều trường vùng khó ở Thanh Hóa trở nên thuận lợi. Tỷ lệ trẻ ra lớp đảm bảo, cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng khang trang hơn.

Niềm vui và trăn trở với phổ cập giáo dục mầm non vùng khó ảnh 2
Phòng học khang trang, sạch đẹp tại Trường Mầm non thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa).

Công tác chăm sóc, giáo dục toàn diện cho trẻ luôn được Ban giám hiệu nhà trường chú trọng. Không chỉ bám sát chương trình, lên kế hoạch sát thực tiễn theo độ tuổi của trẻ, nhà trường còn tạo niềm tin cho phụ huynh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục.

“Nhà trường còn giao khoán chất lượng đầu năm học cho từng GV; phối hợp với gia đình, thường xuyên thăm lớp, dự giờ. Tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và tạo mọi điều kiện cho GV tham gia các lớp học nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ”, cô Diễn chia sẻ.

Dự kiến, tháng 11 năm nay, Trường Mầm non thị trấn Mường Lát sẽ hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 2 và công nhận lại trường chuẩn quốc gia mức độ 1.

Nhưng… còn đó những trăn trở!

Trường Mầm non Trung Thành (Quan Hóa, Thanh Hóa) cũng là ngôi trường nuôi dạy, chăm sóc trẻ 100% là con em người đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó chủ yếu là Thái, Mường và Mông.

Năm học 2021-2022, tỷ lệ trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi ra lớp đạt tỷ lệ 100%, trong khi đó trẻ có độ tuổi đi nhà trẻ là 34%. Theo cô Phạm Thị Huyền – Hiệu trưởng nhà trường, chất lượng nuôi dạy, chăm sóc trẻ những năm qua, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành và phụ huynh học sinh.

Đặc biệt, kể từ khi dồn điểm trường xuống còn 3 khu, nhà trường đã tổ chức bếp ăn bán trú, nên chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ ngày càng tốt hơn. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi chỉ còn dưới 10%.

Niềm vui và trăn trở với phổ cập giáo dục mầm non vùng khó ảnh 3

Điểm trường khu Tân Lập, Trường Mầm non Trung Thành được xây dựng với sự chung tay

hỗ trợ của các nhà hảo tâm, năm 2021.

Tuy nhiên, đối với công tác phổ cập GDMN, cô Huyền cho rằng, thuận lợi thì ít mà khó khăn còn nhiều.

Cụ thể, khi triển khai công tác điều tra tại các bản, các cô giáo gặp phải muôn vàn khó khăn. Nhiều phụ huynh tự ý thay đổi tên, họ cho trẻ hoặc di chuyển nơi ở liên tục, nên GV phải đi lại nhiều lần. Trong khi chế độ bồi dưỡng cho đội ngũ phụ trách công tác này hiện vẫn chưa có.

Bên cạnh đó, nhiều bản hiện nay bị điều chỉnh theo Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ (không còn thuộc vùng khó khăn), nên trẻ ra lớp không còn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi…

“Tâm nguyện lớn nhất của tôi, là huy động được trẻ có độ tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo ra lớp đúng độ tuổi đạt tỷ lệ 100%. Trẻ có môi trường học tập, vui chơi thật khang trang, đầy đủ và được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách của nhà nước,…”, cô Phạm Thị Huyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non Trung Thành (Quan Hóa, Thanh Hóa), nói.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/niem-vui-va-tran-tro-voi-pho-cap-giao-duc-mam-non-vung-kho-post601184.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/niem-vui-va-tran-tro-voi-pho-cap-giao-duc-mam-non-vung-kho-post601184.html
Bài liên quan
TPHCM chuẩn bị điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới
Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non chuẩn bị các điều kiện để triển khai Chương trình giáo dục mầm non mới.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Niềm vui và trăn trở với phổ cập giáo dục mầm non vùng khó