Báo cáo lưu ý rằng, chất thải nhựa chiếm 80% tổng số ô nhiễm môi trường biển với 50 - 75 nghìn tỷ mảnh nhựa đang tồn tại trong đại dương.
Người ta dự đoán vào năm 2050, khối lượng nhựa có thể sẽ nhiều hơn lượng cá ở biển. Do đó, vi nhựa xâm nhập vào nguồn nước uống và các thực phẩm trồng ở đất, tạo mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
Tại một hội thảo được tổ chức vào tháng 4/2022 tại Viện Khoa học Trái đất và Sự sống của Đại học Liên Phi (PAULESI) có trụ sở tại Đại học Ibadan, bang Oyo, Nigeria, các bên liên quan nhấn mạnh vai trò vô giá của các trường đại học trong việc giải quyết ô nhiễm nhựa.
Một nền tảng truyền thông địa phương đã thống nhất rằng, các trường đại học có thể thúc đẩy “nền kinh tế nhựa” bằng cách thu hút các doanh nhân, chính phủ và các bên liên quan khác.
Theo đuổi các mục tiêu bền vững
Iyaomolere giải thích Nigeria đang theo đuổi các Mục tiêu Phát triển bền vững khác nhau thông qua hành động của mình.
Anh cho biết, câu lạc bộ giúp mọi người có thể chất khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn. Ngoài ra, khi làm sạch môi trường, họ đang ngăn chất thải, đặc biệt là nhựa, xâm nhập vào nguồn nước.
Tầm nhìn của câu lạc bộ là hướng tới các thành phố, cộng đồng bền vững và tiếp theo là sự sống dưới nước. Bên cạnh đó, câu lạc bộ cũng đang hợp tác với khoảng 50 tổ chức về các hoạt động làm sạch môi trường khác nhau.
Tại Đại học Nigeria, ông Ayodeji Omilabu cho biết, nhóm của ông đã hợp tác với một công ty tái chế. Khi mọi người thu gom được 500 kg hoặc 1 tấn rác, công ty sẽ thu nhận và cấp cho họ một phiếu mua hàng để mua túi đựng rác, găng tay, đồ dùng khi nhặt rác và cả nước giải khát.
Ông Ayodeji Omilabu đã nêu mong muốn tạo ra chương trình thay đổi văn hóa xử lý rác thải của sinh viên nhằm thay đổi hành vi của họ đối với rác.
Thúc đẩy đam mê
Sinh viên Ramat Owolabi của Đại học Ilorin, bang Kwara (Nigeria) được đào tạo và sau đó cô tham gia câu lạc bộ tại trường đại học và hiện là trưởng nhóm. Cô cho biết rất vui khi Plogging và gắn kết với các tình nguyện viên khác.
Ramat Owolabi kể về những buổi dọn dẹp xung quanh các cộng đồng gần trường học và người dân cũng tham gia cùng. Các thành viên truyền kiến thức về bảo vệ môi trường cho người dân, khuyến khích những người buôn bán giữ rác thải nhựa và bán lại cho người tái chế thay vì vứt chúng bừa bãi.
Trong khi đó, Jolaade Adelakun ở Trường Đại học Công nghệ Ladoke Akintola, Nigeria trở thành một tình nguyện viên chính khi tốt nghiệp. Cô cho biết có kế hoạch kêu gọi các nhà hoạt động môi trường cùng chí hướng và duy trì sáng kiến này trong cộng đồng của mình.