Anh hy vọng sự thích ứng dựa vào thiên nhiên sẽ có nghĩa là ít chất độc đổ vào sông Mekong hơn.
Anh Nguyen Van Phong, chủ trang trại Cần Thơ Farms. Ảnh: Nikkei
Cách tiếp cận của Phong giống với một số dự án "sống cùng thiên nhiên" của Ngân hàng Thế giới dành cho một triệu cư dân Mekong.
Nhiều nông dân lâu nay thu hoạch 3 vụ lúa một năm đang thay thế một vụ bằng cá. Bên cạnh việc giảm bớt tình trạng độc canh làm cạn kiệt đất và bị sâu bệnh đe dọa, việc chuyển đổi có nghĩa là họ có thể canh tác theo chu kỳ lũ lụt.
Trồng sen là một cách khác để Việt Nam chuyển sang nền nông nghiệp dựa vào lũ. Vùng đồng bằng đã giới thiệu hàng chục sản phẩm từ sen trong 5 năm qua, dệt sợi sen thành những chiếc khăn đắt tiền và sấy khô hạt để làm món ăn vặt tốt cho sức khỏe.
Trong khi đó, giống lúa mùa nổi phát triển cao mà không cần thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ, sâu bệnh hoặc nước dâng cao, khiến nó có khả năng chống chịu lũ lụt. Nhưng chất lượng không ngon bằng các loại gạo khác, điều mà các nhà khoa học Viện Biến đổi Khí hậu của Đại học An Giang đang cố gắng thay đổi.
"Lúa mùa nổi thích nghi tốt với ngập lụt", Phó Giám đốc Viện Lê Thanh Phong nói với Nikkei.
Nông dân đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch sầu riêng và trái bòn bon. Ảnh: Nikkei
Sống chung với nước mặn là một động lực khác để người dân địa phương chuyển đổi ruộng lúa sang ao nuôi thủy sản vào mùa mưa, thường là nuôi tôm.
Đến năm 2020, các trang trại nuôi lúa-tôm-ở Đồng bằng sông Cửu Long vượt quá 2.000 km2, gần gấp đôi trong thập kỷ qua.
Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của chính phủ Úc (ACIAR) đã đánh giá các chương trình viện trợ lúa-tôm ở Mekong trong suốt 2 thập kỷ và kết luận rằng mỗi USD chi cho viện trợ đã tạo ra 72 USD tiền lãi.
Ngân hàng Thế giới ước tính rằng những thay đổi này và những thay đổi khác đã mang lại lợi ích cho 788.000 người.
Đồng Tháp, một trong 12 tỉnh đồng bằng, đã làm việc với ngân hàng để giúp 62.000 người dân địa phương thả vịt, cá rô, cá rô phi hoặc tôm vào ruộng lúa của họ. Tỉnh báo cáo lợi nhuận tăng ít nhất 20%. Năng suất cao hơn bắt nguồn từ việc loại bỏ một trong ba vụ lúa, cắt giảm chu kỳ sâu bệnh, kết hợp với cá có thể làm sạch nước và làm giàu đất.
Andrew Wyatt, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), cho biết hiện tại có rất nhiều sự đa dạng hóa đang diễn ra và đó là một điều tích cực.