Làm những gì bản thân thực sự yêu thích
Nói về việc trúng tuyển thạc sĩ ở trường đại học danh giá nhất thế giới, Phương cho rằng, không có gì là bí quyết cao siêu gì. Tất cả những gì em làm đơn thuần chỉ là sự thôi thúc cá nhân muốn làm gì bản thân thực sự yêu thích.
“Em nghĩ các trường đại học top cao ở Mỹ đều muốn tìm một ứng cử viên phù hợp có thể đóng góp cho ngành học bên cạnh thành tích học tập xuất sắc. Lời khuyên cho các bạn là hãy là cố gắng hết sức, là chính bản thân mình trong bài luận và làm những gì bản thân thực sự yêu thích. Riêng em cũng cần tới 3 năm để có thể trả lời câu hỏi này và viết thành công bài luận” - Phương nói.
Và giờ là lúc Phương chuẩn bị thật tốt cho hành trình sau này tại Harvard. Em đang đợi thông tin về học bổng trường sẽ cấp.
“Em không lo lắng mình sẽ phải cạnh tranh hay chịu nhiều áp lực ở môi trường này. Em rất phấn khích được tham gia vào cộng đồng những người có cùng chí hướng. Cạnh tranh đôi lúc sẽ rất có hại, nhưng em hy vọng khi ở cạnh những người có tầm nhìn giống mình thì sẽ có thể hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau nhiều hơn. Để đánh đổi sự áp lực lấy việc bản thân mình càng ngày càng trở nên hoàn thiện hơn thì em vô cùng sẵn lòng” - cô sinh viên chia sẻ.
Sự kết nối lại
"Sao trông nó bẩn thế?" Tiếng nói của mọi người đồng loạt vang lên khi tôi cho họ xem bức ảnh một em bé 17 tháng tuổi người dân tộc H'mong, khiến tôi không khỏi ngạc nhiên. Đúng là tôi đã quên mất cách đây ba tháng trong ánh nhìn thành thị của mình, em ấy trông đã "bẩn thỉu" như thế nào, với khuôn mặt và quần áo luôn lấm lem bùn đất.
Thời gian trôi qua như một cái chớp mắt. Tôi trở lại thành phố sau chuyến đi tình nguyện dạy tiếng Anh, nhân cơ hội tìm hiểu nhận thức về sức khỏe của người dân tộc ở một thị trấn vùng cao Việt Nam tên là Sapa, mang về rất nhiều ảnh lưu niệm. Sau ba tháng, cậu bé đó đã lột xác ngoạn mục trong mắt tôi, trở thành một cá nhân đáng yêu và sống động. Tôi vội lục lọi ký ức để tìm lại khoảnh khắc mình phải chạy nhanh đi rửa đôi bàn tay bẩn thỉu của mình sau khi tiếp xúc với đứa trẻ đó lần đầu tiên. Nhận thức về sự bẩn trong tâm trí tôi trở nên mơ hồ: phải chăng tôi đã trở thành một người "bẩn" hơn sau thời gian dài tiếp xúc với người H'mong, hay cậu bé đó ngay từ đầu đã chưa bao giờ bẩn?
Câu nói "thằng bé thật bẩn thỉu" từng xuất hiện trong đầu tôi, khiến tôi quằn quại xấu hổ vì sự xấu tính của mình đối với những người mà tôi cho là kém may mắn hơn. Suy cho cùng, tôi cũng là một người "bẩn" - bẩn trong lối suy nghĩ.
Khi mới được nhận vào đại học, tôi rụt rè và không dám nói lên quan điểm của mình trước những sinh viên mà tôi cho rằng họ có nhiều đặc quyền hơn mình. Tôi chợt nhận ra: Những học sinh đó có từng bao giờ nghĩ tôi "dơ bẩn" không?
Theo thời gian, sự cống hiến hết mình cho việc học của tôi đã khiến tôi được họ tôn trọng. Tôi bắt đầu thấy mình là một cá nhân ngang hàng với họ.
Nhưng đâu đó trên con đường phát triển, sự tự tin của tôi biến thành tự mãn. Vô tình, tôi, người căm ghét sự kiêu ngạo của những người có đặc quyền, đã trở nên mù quáng trước sự tiến bộ của chính mình, coi những người kém may mắn hơn là "dơ bẩn" so với sự tỏa sáng mới tìm thấy của tôi.
Kéo mình, như thể vừa tỉnh dậy sau một cơn ác mộng, để ghép những mảnh vỡ của con người cũ lại với nhau. "Nếu tôi chấp nhận sự bình yên và nghỉ ngơi dù chỉ một ngày, thời gian tôi có đủ năng lực để đóng góp cho xã hội sẽ bị trì hoãn thêm một ngày nữa". Vài chục giây nhìn lại những lời tôi nói cách đây ba năm trong buổi lễ khai giảng với tư cách là đại diện sinh viên khiến tôi sống lại giấc mơ ngày ấy, thứ đã theo tôi suốt từng chu kỳ suy nghĩ và giấc ngủ suốt bao năm. Tôi tìm lại con người thật của mình với khát vọng cháy bỏng xây dựng một tương lai mang lại lợi ích cho những người có hoàn cảnh khó khăn nói chung và quê hương nói riêng.
Những cậu bé lấm lét mà tôi từng thấy giờ đây đã trở thành biểu tượng của tình yêu và sự thuộc về. Bài học tôi nhận được: chấp nhận con người thật và phấn đấu cho mục tiêu của bản thân mới chính là giá trị thật của một con người, thay vì dựa vào sự chấp thuận từ bên ngoài hoặc địa vị xã hội.
(Bài dịch thô bài luận của Phương viết gửi trường Y Đại học Harvard)