Nước châu Á khởi động sứ mệnh lịch sử sau 2 lần thất bại: Tên lửa vút bay "ôm" tham vọng siêu cường

An An | 17/08/2023, 06:37
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo CNN, Ấn Độ đang có hàng loạt lợi thế trong cuộc đua gay cấn ngoài vũ trụ.

Tham vọng vươn xa

Đây là nỗ lực hạ cánh mềm (đổ bộ nhẹ nhàng không bị thiệt hại) lần thứ hai của Ấn Độ, sau nỗ lực thất bại trước đó với Chandrayaan 2 vào năm 2019. Trong sứ mệnh lần đầu tiên, tàu Chandrayaan 1, đi vào được quỹ đạo quanh Mặt Trăng nhưng lại va chạm với bề mặt của hành tinh này vào năm 2008.

Được phát triển bởi Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), Chandrayaan 3 bao gồm một tàu đổ bộ, mô-đun động cơ đẩy và xe tự hành. Mục đích của nó là hạ cánh an toàn trên bề mặt Mặt Trăng, thu thập dữ liệu và tiến hành một loạt thí nghiệm khoa học để tìm hiểu thêm về thành phần của mặt trăng.

Aljazeera cho hay, đây là cột mốc quan trọng đối với Ấn Độ - quốc gia thực hiện chương trình hàng không vũ trụ với ngân sách tương đối thấp - 74,6 triệu USD - ít hơn nhiều so với các quốc gia khác và là minh chứng cho kỹ thuật không gian tiết kiệm của Ấn Độ.

Chương trình không gian của Ấn Độ đã có từ hơn 6 thập kỷ trước, khi nước này mới độc lập và nền kinh tế còn kém phát triển.

Khi phóng tên lửa đầu tiên vào vũ trụ vào năm 1963, Ấn Độ không thể đối đầu với tham vọng với những nước đang dẫn đầu trong cuộc đua vũ trụ như Mỹ, Nga (Liên Xô).

Giờ đây, tham vọng của Ấn Độ được củng cố khi Ấn Độ đang là quốc gia đông dân nhất thế giới với lực lượng dân số trẻ lớn mạnh, là nền kinh tế lớn thứ năm, đồng thời là một trong những trung tâm công nghệ đang phát triển.

Năm 2014, Ấn Độ lần đầu tiên thành công đưa tàu thăm dò Mangalyaan vào quỹ đạo quanh Sao Hỏa với chi phí 74 triệu USD - ít hơn 100 triệu USD mà Hollywood đã chi để làm phim không gian Gravity.

Ba năm sau, Ấn Độ đã phóng kỷ lục 104 vệ tinh trong một nhiệm vụ.

Vào năm 2019, Thủ tướng Modi đã hiếm hoi tuyên bố, Ấn Độ đã bắn hạ một trong những vệ tinh của chính mình trong một cuộc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh. Ấn Độ là một trong bốn nước trên thế giới có khả năng này.

Cùng năm đó, cựu Chủ tịch ISRO, Kailasavadivoo Sivan cho biết Ấn Độ đang lên kế hoạch thành lập một trạm vũ trụ độc lập vào năm 2030. Hiện tại, trạm vũ trụ duy nhất dành cho các đoàn thám hiểm là Trạm vũ trụ quốc tế (ISS - một dự án chung giữa một số quốc gia) và Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc .

Sự phát triển và đổi mới nhanh chóng đã khiến công nghệ vũ trụ trở thành một trong những lĩnh vực hấp dẫn nhất của Ấn Độ đối với các nhà đầu tư và các nhà lãnh đạo thế giới. Mỹ và Ấn Độ hiện đang tìm kiếm sự hợp tác nhiều hơn trong lĩnh vực kinh tế vũ trụ.

Và tham vọng không gian của Ấn Độ không dừng lại ở Mặt Trăng hay Sao Hỏa. ISRO đã lên kế hoạch phóng tàu vũ trụ lên sao Kim.

Theo Phụ Nữ Số
https://phunuso.baophunuthudo.vn/nuoc-chau-a-khoi-dong-su-menh-lich-su-sau-2-lan-that-bai-ten-lua-vut-bay-om-tham-vong-sieu-cuong-193230816160625231.htm
Copy Link
https://phunuso.baophunuthudo.vn/nuoc-chau-a-khoi-dong-su-menh-lich-su-sau-2-lan-that-bai-ten-lua-vut-bay-om-tham-vong-sieu-cuong-193230816160625231.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nước châu Á khởi động sứ mệnh lịch sử sau 2 lần thất bại: Tên lửa vút bay "ôm" tham vọng siêu cường