Người thiếu máu
Báo Thanh Niên dẫn nguồn trang Guru On Time cho biết, axit tannic trong trà xanh kết hợp với sắt trong thức ăn, cản trở sự hấp thụ sắt vào niêm mạc ruột, gây thiếu sắt. Từ đó có thể gây thiếu máu. Vì vậy, những người thiếu máu nên thận trọng khi uống trà xanh. Tốt nhất là không nên uống.
Người bị thiếu canxi hoặc gãy xương
Các alkaloit trong chè xanh có thể ức chế sự hấp thụ canxi, đồng thời thúc đẩy bài tiết canxi trong nước tiểu, do đó canxi trong cơ thể ngày càng ít, dẫn đến thiếu canxi và loãng xương, gãy xương khó hồi phục.
Người đang sốt cao
Bệnh nhân sốt nên uống nước lọc. Hợp chất theophylline trong trà có tác dụng làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến cơn sốt trầm trọng hơn, đồng thời chất này cũng có tác dụng lợi tiểu làm giảm hiệu quả hạ sốt.
Bệnh nhân có vấn đề dạ dày
Báo VietNamNet dẫn nguồn trang Practo cho biết, tannin có trong chè xanh làm tăng axit trong dạ dày, dễ gây đau bụng, buồn nôn hoặc táo bón. Vì vậy, bạn không được uống trà xanh khi đói. Những người bị loét dạ dày hoặc trào ngược axit cũng không nên uống quá nhiều. Một nghiên cứu kết luận trà là chất kích thích mạnh axit dạ dày, có thể giảm bớt bằng cách thêm sữa và đường.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, nếu uống quá nhiều trà xanh có thể gặp một số tác dụng phụ như:
- Chóng mặt, đau đầu và có triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa.
- Tăng độc tính cho gan vì liên quan tới chất chuyển hóa hoặc nồng độ epigallocatechin gallate cao.
Trên đây là những nhóm người được khuyến cáo không nên uống nước chè xanh, nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa loại nước này nhé.