Phát hành và sử dụng SGK nhìn từ thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

Hà An | 07/11/2022, 06:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Có những kinh nghiệm quý báu về phát hành và sử dụng sách giáo khoa mà các nước trên thế giới đã thực hiện hiệu quả.

Tại Việt Nam, theo Luật Giáo dục 2019, sách giáo khoa được quy định là công cụ triển khai, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa.

“Theo Luật Giáo dục và Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chương trình là pháp lệnh, sách giáo khoa là tài liệu dạy học. Vì thế, giáo viên có thể linh động trong việc sử dụng sách giáo khoa cho phù hợp với người học và điều kiện dạy học của mình”, GS Lê Anh Vinh chỉ rõ.

Phát hành và sử dụng SGK nhìn từ thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam  ảnh 2

Việc tái sử dụng sách giáo khoa là cần thiết với bất kể nền giáo dục nào.

Khuyến nghị

Từ những ghi nhận việc phát hành và sử dụng sách giáo khoa ở một số quốc gia trên thế giới có nền giáo dục phát triển, cũng như tham chiếu các quốc gia có sự tương đồng văn hóa với Việt Nam, GS Lê Anh Vinh và nhóm nghiên cứu cho rằng, các quốc gia dù có chính sách đa dạng trong việc phát triển sách giáo khoa nhưng nhìn chung tất cả đều ưu tiên nguồn lực nhằm bảo đảm chất lượng và khả năng tiếp cận sách của tất cả đối tượng.

Nghiên cứu cũng cho thấy, cùng với việc xuất bản, các quốc gia cũng cần lưu tâm đến cách thức khai thác và sử dụng để bảo đảm phát huy hiệu quả tối đa của nguồn học liệu chủ đạo này.

Qua những phân tích trên, về mặt chủ trương chính sách, có thể thấy rằng những đổi mới về chương trình và sách giáo khoa của chúng ta trong thời gian qua có nhiều điểm tiến bộ và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Nhất là trong hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn, Bộ GD&ĐT vẫn quyết tâm triển khai một chính sách mới có ảnh hưởng trên diện rộng.

Tuy nhiên, để việc triển khai chương trình và sách giáo khoa mới mang lại hiệu quả tốt hơn, kinh nghiệm quốc tế cho thấy cần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong biên soạn và xuất bản SGK bằng cách khuyến khích nhiều bên có năng lực chuyên môn tham gia viết và nộp bản thảo SGK hơn; thực hiện chế độ ẩn danh trong quy trình thẩm định và lựa chọn sách giáo khoa.

GS.TS Lê Anh Vinh đặc biệt nhấn mạnh: Việc có một bộ sách được xây dựng bởi Bộ GD&ĐT song song cùng các bộ sách giáo khoa khác trong giai đoạn chuyển dịch từ một bộ sách duy nhất sang một chương trình nhiều SGK là giải pháp được bàn đến ở nhiều nước.

Tuy nhiên về mặt lâu dài lại không phổ biến. Ví dụ như Singapore từng sử dụng bộ SGK do Chính phủ ban hành nhưng đến thời điểm hiện tại, việc biên soạn SGK được tư nhân hoá hoàn toàn. Đó là chưa kể việc ban hành như vậy dễ dẫn đến cạnh tranh không công bằng giữa các bộ sách, làm mất ý nghĩa của việc xoá bỏ độc quyền SGK.

GS.TS Lê Anh Vinh chỉ rõ cơ chế giá và bảo đảm quyền tiếp cận sách giáo khoa cũng như kéo dài tuổi thọ sách giáo khoa rất quan trọng để giảm chi phí hệ thống. Ở các nước có thu nhập thấp, không có lý do nào biện minh cho việc tái bản tất cả sách giáo khoa hàng năm. Các nước này nên xem xét trường hợp tái sử dụng thay vì tái bản. Trong hệ thống sách giáo khoa được cung cấp thương mại, chính phủ vẫn có thể thiết lập các biện pháp kiểm soát giá. Chính phủ nên nghiên cứu hồ sơ tài liệu giảng dạy và học tập được yêu cầu tổng thể cho mỗi lớp và xem xét liệu sách giáo khoa có phải là dạng tài liệu phù hợp nhất trong từng môn học và khối lớp.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/phat-hanh-va-su-dung-sgk-nhin-tu-the-gioi-va-kinh-nghiem-cho-viet-nam-post614352.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/phat-hanh-va-su-dung-sgk-nhin-tu-the-gioi-va-kinh-nghiem-cho-viet-nam-post614352.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hành và sử dụng SGK nhìn từ thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam