Đại biểu các trường đại học tham dự trực tuyến tại các điểm cầu. |
Có thể kể đến như lĩnh vực công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, công nghệ mạng thế hệ sau, công nghệ an ninh mạng thông minh, chíp bán dẫn và thiết kế vi mạch, công nghệ giáo dục); Lĩnh vực vật lý (vật liệu mới, công nghệ xây dựng, giao thông và hạ tầng tiên tiến, thông minh); Lĩnh vực công nghệ sinh học (công nghệ sinh học trong nông nghiệp, công nghệ sinh học trong công nghiệp, y sinh); Lĩnh vực năng lượng (năng lượng tái tạo, năng lượng Hydrogen).
Với việc phát triển hệ thống trung tâm đào tạo, nghiên cứu xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0, vai trò dẫn dắt của một số cơ sở giáo dục đại học có thế mạnh là hạt nhân để kết nối và khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu là rất quan trọng.
Tham luận của đại diện Đại học Quốc Gia Hà Nội. |
Với tinh thần trách nhiệm cao, các đại biểu đã cùng ý kiến nhiều nội dung quan trọng trong đó nhấn mạnh đến các yêu cầu: Đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho các cơ sở giáo dục đại học có thế mạnh trong đào tạo, nghiên cứu về công nghệ ưu tiên 4.0; tạo cơ chế, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ hợp tác đầu tư với các cơ sở giáo dục đại học để phát triển đào tạo, nghiên cứu về công nghệ ưu tiên 4.0. Lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp của các chương trình, đề án liên quan đã được phê duyệt để tăng tính hiệu quả.