Sau 2 năm tạm dừng khai hội do đại dịch Covid, năm nay lễ hội xuân Yên Tử được khai mạc trở lại.
Đây là khu di tích danh thắng thu hút hàng triệu du khách thập phương đổ về mỗi dịp tết đến xuân về.
So với lễ khai hội nhiều năm trước đây, chính hội năm nay khá vắng vẻ.
Phần lễ được long trọng tổ chức tại Cung Trúc Lâm, xã Thượng Yên Công, tp Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
Danh sơn Yên Tử là địa linh, là phúc địa của quốc gia, nơi gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp vĩ đại của đức vua Trần Nhân Tông - Vị vua đã lãnh đạo quân và dân Đại Việt hai lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông xâm lược. Sau hai cuộc kháng chiến lẫy lừng, khi đất nuớc đã thanh bình, Ngài đã tự nguyện rời ngai vàng bệ ngọc, nhường ngôi cho con là vua Trần Anh Tông để chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật.
Đến năm 1299, vua Trần Nhân Tông chính thức lên núi Yên Tử đi tu, lấy Phật danh là Điều Ngự Giác Hoàng, trở thành đệ nhất Tổ - Thiền phái Trúc Lâm. Chính vì lẽ đó, người đời sau luôn tâm niệm rằng Yên Tử chính là cái nôi sản sinh ra Thiền phái Trúc Lâm và vua Trần Nhân Tông chính là Đức Phật của đất nước Việt Nam.
Từ sáng sớm nhiều du khách và phật tử đã hành hương lên núi.
Đường lên chùa Hoa Yên khá vắng vẻ
Theo các nhân viên tại nhà ga cáp treo, lượng khách đổ về ngày khai hội khá đông và ngày chính hội là ngày làm việc nên mọi người chưa đổ về.
Thời tiết ngày khai hội khá ủng hộ, nhiệt độ dưới 8 độ C lúc 6h sáng và nắng ấm lên sau 8h.
Cáp treo hướng Quảng Ninh lên chỉ vận hành 50% công suất mỗi hệ thống.
Cảnh tượng yên bình và vắng vẻ hiếm thấy trong ngày khai hội. Mặc dù năm nay đã đưa vào khai thác hệ thống cáp treo phía Tây Yên Tử từ hướng Bắc Giang nhưng cũng không quá căng thẳng
Phật tử và du khách hoan hỉ và thích thú khi dễ dàng leo lên tận Chùa Đồng trong thời tiết nắng ấm.
Theo BQL khu danh thắng, trong 6 ngày Tết, Khu di tích Yên Tử đã đón số lượng khách du xuân, lễ Phật với gần 80.000 lượt khách, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2022.
Đây là tín hiệu tích cực báo hiệu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch và kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19, khẳng định Uông Bí tiếp tục là trung tâm du lịch tâm linh của tỉnh Quảng Ninh đồng thời góp phần xây dựng Uông Bí thành trung tâm du lịch văn hóa tâm linh của cả nước