Phổ cập kiến thức cho học sinh tiểu học

26/06/2022, 22:41
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

GD&TĐ -Các nhà khoa học đã phát triển một chương trình giáo dục cho học sinh tiểu học về mối liên hệ giữa véc tơ với mầm bệnh sốt xuất huyết. Nghiên cứu được phát triển với tám nhóm học sinh lớp 5 và lớp 6 tại Trường Tiểu học “Escola Estadual de 1o e 2o Graus GS Euclides de Carvalho Campos” ở thành phố Botucatu, Sao Paulo (Brazil).

Địa điểm tuyệt vời để tuyên truyền

Sự gia tăng của Aedes aegypti - loài muỗi là vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, do người dân thiếu quan tâm đến kiểm soát môi trường sống của lăng quăng.

Một hình thức kiểm soát bệnh sốt xuất huyết là cung cấp thông tin về muỗi. Từ đó, giúp người dân nâng cao nhận thức và có các phương tiện cần thiết để loại bỏ môi trường sinh sản của muỗi.

Để đánh giá phương pháp giảng dạy liên quan đến véc tơ và bệnh sốt xuất huyết, học sinh từ năm thứ 5 và thứ 6 của giáo dục tiểu học tại Brazil được so sánh trước và sau khi can thiệp giáo khoa.

Những học sinh được cung cấp kiến thức đã thành công hơn trong việc xác định các giai đoạn của chu kỳ, đặc điểm sinh học và hình thái côn trùng trưởng thành, cũng như tầm quan trọng của ngăn muỗi đốt.

Can thiệp giáo khoa đã thành công trong việc phát triển kiến thức. Từ đó, dẫn đến nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngừa cần được thực hiện đối với vật trung gian truyền bệnh.

Ở Brazil, muỗi Aedes aegypti gây sốt vàng da, cũng là vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Dịch sốt xuất huyết đã xảy ra ở nhiều vùng trên khắp Brazil.

Từ năm 1982 - 1997, quốc gia này ghi nhận 952.040 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Vì không có phương pháp điều trị hoặc thậm chí là vắc-xin chống lại căn bệnh này, nên các chương trình kiểm soát và phòng ngừa phải được thực hiện.

Nhờ đó, ngăn chặn sự nhân lên của véc tơ, chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng, bằng cách phá hủy môi trường sống của chúng và chống lại côn trùng trưởng thành. Giáo dục được coi là một cách hiệu quả để thay đổi hành vi liên quan đến việc hình thành môi trường sống của bọ gậy.

Chương trình sẽ được phân chia theo độ tuổi và trình độ kiến thức. Từ đó, cho phép tiến hành giảng dạy ở các mức độ phức tạp khác nhau.

100% học sinh tiếp thu cách phòng bệnh

Phổ cập kiến thức cho học sinh tiểu học ảnh 1

Học sinh tại Brazil được tìm hiểu về cách phòng chống sốt xuất huyết.

Các nhà nghiên cứu đã đến thăm 66 nơi ở của các học sinh tham gia. Kết quả cho thấy, 90,9% học sinh sống tại những ngôi nhà trệt. Phần lớn các ngôi nhà nhận nước từ hệ thống công cộng (92,3%), 4,6% lấy nước từ giếng và số còn lại (2,8%) không xác định rõ nguồn nước, dù 96,5% dự trữ nước trong bể chứa. Trong số này, 8,6% gia đình có bể chứa nước được cho là nơi cư trú của bọ gậy. Tuy nhiên, nơi cư trú phổ biến nhất của bọ gậy là lọ cây thủy sinh (53,2%) và đĩa đặt dưới chậu hoa có chứa đất (27,7% ).

Các địa điểm khác được đề cập là bể chứa (4,3%) và đồ vật dùng một lần (2,1%). Rác thải tại những gia đình này chủ yếu được thu gom bởi các dịch vụ đô thị (86,4%). Trong khi đó, một số gia đình chôn lấp (6,1%) hoặc đốt (3%), chỉ 1,5% tái chế. 3% gia đình thừa nhận, rác thải của họ bị bỏ lại trên các bãi đất trống.

Các nhà khoa học đã phát triển một chương trình giáo dục cho học sinh tiểu học về mối liên hệ giữa véc tơ với mầm bệnh sốt xuất huyết. Nghiên cứu được thực hiện trên tám nhóm học sinh từ lớp 5 và lớp 6 tại trường tiểu học “Escola Estadual de 1o e 2o Graus GS Euclides de Carvalho Campos” ở thành phố Botucatu, Sao Paulo (Brazil).

Nhóm nghiên cứu đã liên hệ với các giáo viên khoa học tại trường. Tuy nhiên, chỉ một giáo viên được đào tạo để cung cấp kiến thức về sốt xuất huyết và chịu trách nhiệm phát triển chương trình giáo khoa.

314 học sinh được chia thành hai nhóm. Nhóm một được tiếp cận với các hoạt động giáo dục về bệnh sốt xuất huyết. Trong khi đó, nhóm thứ hai hoạt động như một nhóm đối chứng.

Việc giảng dạy tập trung vào các hoạt động và thảo luận về cách ứng xử trước sốt xuất huyết. Trong đó, học sinh có thể tham gia vào các biện pháp kiểm soát chống lại bệnh sốt xuất huyết.

Các hoạt động giáo khoa được thực hiện trong bốn bài học dài 50 phút, phân bổ trong hai tuần liên tiếp. Ở bài thứ nhất, trẻ được học về đặc điểm sinh học của côn trùng trong các giai đoạn phát triển, cũng như hình thái ở từng giai đoạn.

Thông tin về căn bệnh, tác nhân gây bệnh, cách lây truyền và cách phòng ngừa cũng được cung cấp cho học sinh. Bệnh lý và các triệu chứng được đưa ra dưới dạng cực kỳ ngắn gọn. Nhờ đó, giúp học sinh hiểu rằng, căn bệnh này có thể nghiêm trọng và để lại hậu quả.

Trong bài học thứ hai, người học được xem bộ phim 23 phút “Dengue, hãy tham gia chiến đấu”. Sau đó, trẻ được tranh luận về các câu hỏi và nhận một cuốn sách bài tập.

Trong bài học thứ ba, trẻ được học về vòng đời hoàn chỉnh của muỗi từ trứng đến trưởng thành. Học sinh được yêu cầu trả lời câu hỏi trước và sau khi học về sốt xuất huyết. Các học sinh cho biết đã tiếp nhận kiến thức về sốt xuất huyết qua ba hình thức.

Phương tiện truyền thông được nêu nhiều nhất là truyền hình, sau đó là giáo viên, người thân, đài phát thanh, báo chí và thầy thuốc. Ngoài ra, nhóm đối chứng trả lời đúng ít số câu hỏi hơn về sốt xuất huyết.

Một số biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đã được 100% học sinh nhóm một tiếp thu thực hiện và 98,8% học sinh nhóm đối chứng không thực hiện.

Các gia đình của học sinh áp dụng các biện pháp kiểm soát có tỷ lệ như nhau (84,9 và 81,6%) và không có sự khác biệt giữa các nhóm. Ngoài ra, cũng không có sự khác biệt đáng kể giữa những người hàng xóm của hai nhóm (24,7 và 19,4%).

Theo Scielo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phổ cập kiến thức cho học sinh tiểu học