Điều này được giải thích như sau: Cơ thể người khi vượt qua lứa tuổi 50, tất cả mọi cơ quan đều có mức độ suy yếu nhất định. Càng lớn tuổi những cơ quan này càng lão hóa.
Với cơ thể lão hóa, đặc biệt là hệ tim mạch, hệ mạch máu, hệ thần kinh càng làm cho tình trạng đột quỵ gia tăng. Cơ thể lão hóa ảnh hưởng trực tiếp đến hệ mạch máu, làm hệ mạch máu có khuynh hướng xơ xứng, hẹp lòng dần hoặc dễ vỡ ra. Đối với những ai hút thuốc lá từ nhỏ, khoảng 20 tuổi, sau 30 năm tự gây tổn hại cho mình, đến độ tuổi 50 hoặc sau 50 tuổi sẽ nhận lại những hậu quả đó. Vì vậy, chúng ta phải quan tâm trên góc nhìn rất dài, sau 30 năm mới xảy ra đột quỵ – đây là kết quả đáp trả lại do việc tự hủy hoại cơ thể.
Cho nên, đột quỵ tại sao xảy ra ở độ tuổi 50 là vì vậy, đây không phải ngẫu nhiên tình cờ mà là sự cộng hưởng của quá trình lão hóa cộng với việc chăm sóc sức khỏe như thế nào để nhận lấy những hậu quả nghiêm trọng đó.
Những người cao tuổi (từ 50 trở lên), người bị huyết áp cao, người bị đái tháo đường, người hút thuốc và béo phì là những đối tượng có nguy cơ đột quỵ mùa lạnh cao nhất, lên tới 30%. Trong số 10 người bị đột quỵ, thì chỉ có 6 người may mắn trở lại bình thường hay bị ảnh hưởng nhẹ, đời sống thực vật phụ thuộc hoàn toàn vào người thân là 2 người, tử vong 2 người. Rất nhiều trường hợp chủ quan lúc thời tiết trở lạnh trong số này phải chịu các biến chứng tàn tật sau đột quỵ.
Chủ động phòng ngừa đột quỵ do thời tiết lạnh, phòng ngừa bằng cách đánh tan các yếu tố nguy cơ từ bên trong rất quan trọng (ảnh minh họa)
Nhiều chuyên gia khẳng định: 85% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa nếu tuân thủ đúng những khuyến cáo. Tuổi 50 có thể sử dụng thêm các sản phẩm phòng đột quỵ, song cần ưu tiên chọn sản phẩm có cơ sở khoa học, chất lượng quốc tế.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Trời lạnh, người dân ồ ạt nhập viện cấp cứu vì đột quỵ