Sau vụ nổ năng lượng ban đầu này, những mảnh vụn cứng đã nhiễm điện có thể tạo ra những xung điện khi tới đủ gần nhau, tạo ra thêm những vụ nổ giống như sấm sét. Những tín hiệu điện này chỉ tồn tại trong một phần nhỏ của giây, nhưng chúng có thể giúp theo dõi các mảnh vụn và những đám mây ra đời từ va chạm của chúng.
Khi hai mảnh nhôm va chạm với nhau ở vận tốc quỹ đạo thông thường, chúng phát ra một vụ bùng nổ điện năng mạnh đến mức một chảo vệ tinh 26 mét với máy thu radio chất lượng cao có thể phát hiện từ mặt đất, theo mô phỏng máy tính mới nhất của nhóm nghiên cứu. Các xung điện cũng có thể phát hiện được bằng các hệ thống vô tuyến nhạy hơn, chẳng hạn như Mạng Không Gian Sâu (Deep Space Network) của NASA.
Vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Tần số của các tín hiệu điện có thể thay đổi tùy thuộc vào vận tốc va chạm và thành phần hóa học của các mảnh vụn, điều này có thể làm phức tạp thêm việc xác định chúng. Để tìm thấy các tín hiệu điện, chúng cần phải mạnh hơn các tín hiệu nền của thiết bị đo trên mặt đất và vượt qua được lớp khí quyển trên cùng của Trái Đất.
Nhóm nghiên cứu dự định tinh chỉnh phương pháp của họ bằng cách thực hiện thêm các mô phỏng máy tính, đo lường các tín hiệu thực tế với Mạng Không Gian Sâu của NASA và phân tích dữ liệu từ các thí nghiệm vận tốc cao tại Phòng Thí Nghiệm Nghiên Cứu Hải quân và Trung Tâm Nghiên Cứu Ames của NASA. Sử dụng các thiết bị laser của những cơ sở này, họ có thể ném các loại mảnh vụn khác nhau vào một mục tiêu với nhiều vận tốc quỹ đạo khác nhau và đo lường để xác định các đặc tính của các phát xạ điện xuất hiện từ va chạm.
Nếu những thí nghiệm như vậy mang lại một cách để phát hiện một loạt các tín hiệu điện được tạo ra trong các va chạm vụn vũ trụ, chúng có thể xác định không chỉ vị trí của các mảnh vụn vũ trụ mà còn hình dạng và chất liệu của chúng.
"Chúng tôi muốn biết liệu một vật thể là cứng hay mềm vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến cách nó di chuyển trên quỹ đạo và mức độ gây hại của nó," Akhavan-Tafti nói.
R