BS Nguyễn Thị Thanh Thơ, Phó trưởng khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TPHCM cho biết, giang mai ác tính là một thể nghiêm trọng hiếm gặp của giang mai thứ phát. Căn bệnh giang mai không còn xa lạ với cộng đồng và có phác đồ điều trị hiệu quả. Người nhiễm xoắn khuẩn giang mai có thể có hoặc không có triệu chứng trên da và toàn thân.
Sau khi điều trị cả 2 bệnh lý theo phác đồ, hiện nay tình trạng của người bệnh đã có cải thiện tốt.
Từ trường hợp trên, bác sĩ cảnh báo bệnh giang mai ác tính có thời gian ủ bệnh ngắn, khởi đầu với triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp. Biểu hiện da tiến triển từ các nốt, mụn mủ thành nốt loét, mảng loét chảy dịch, trên bề mặt tạo thành lớp mài dày như vỏ sò, màu nâu hoặc đen. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh có thể diễn tiến toàn thân, ảnh hưởng đến hệ tim mạch, hệ thần kinh trung ương, thị lực, thính lực, cơ xương khớp, tiêu hóa, thận niệu.