Thứ tư là Ai Cập, nước trong lịch sử là trung gian hòa giải quan trọng trong cuộc xung đột Ả Rập - Israel nhiều thập niên.
Thứ năm là Qatar, vốn có đường dây liên lạc trực tiếp với Hamas. Các đặc phái viên Qatar trước đây từng giúp hòa giải các thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel. Qatar gần đây trở thành tâm điểm chú ý của giới ngoại giao toàn cầu, sau khi tổ chức các cuộc đàm phán kéo dài hơn một năm giữa Mỹ và Iran, đưa đến kết quả hai bên trao đổi tù nhân.
Thứ sáu là Nga, nước có quan hệ với các nước Ả Rập, Iran và Hamas cũng như với Israel. Thủ tướng Iraq Mohammed al-Sudani đề xuất Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng vị trí thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để giúp giải quyết cuộc xung đột Israel - Hamas. Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Nga có thể và sẽ tiếp tục đóng vai trò giải quyết xung đột, đồng thời sẽ duy trì đối thoại và “khoảng cách bình đẳng” với cả phía Israel và Palestine.
Thứ bảy là Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu các cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu, khả năng Thổ Nhĩ Kỳ (và Qatar) đều sẽ có vai trò tích cực do cả hai đều có liên lạc với Hamas và Israel.
Thứ tám là Mỹ, đồng minh thân cận nhất của Israel nhưng cũng muốn có một nhà nước Palestine trong tương lai.