Như vậy chính sách BHXH giải quyết vấn đề an sinh cho đối tượng lao động yếu thế bị mất việc làm kéo dài suốt 5-10 năm này như thế nào? Đề nghị tổ chức Công đoàn cần tổng hợp và đề đạt những kiến nghị sống còn đối với nhóm lao động lớn tuổi bị mất việc và thất nghiêp dài hạn về vấn đề lên cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo an sinh cho nhóm đối tượng này.
Theo bạn đọc Hồ Thu, 60 , 62 tuổi là thuộc diện người cao tuổi rồi thì sức đâu làm việc được nữa, do vậy nên giảm tuổi nghỉ hưu như trước đây (nam 60 tuổi; nữ 55 tuổi) là hợp lí, như ngành y tới 50 tuổi mắt không nhìn rõ để tiêm thuốc , cắt chỉ cho bệnh nhân rồi.
Tương tự, bạn đọc Nguyễn Thị Lành góp ý: "Nếu quan tâm tới người lao động hãy lắng nghe ý kiến của họ. Đóng nhiều hưởng nhiều đóng ít hưởng ít, không nên quy định tuổi nghỉ hưu. Như vậy mới tiến tới an sinh xã hội được, nếu không thì họ vẫn rút bhxh 1 lần". Một bạn đọc tên Linh đề xuất: "Nên quy định đủ năm đóng BHXH thì được nghỉ hưu và lãnh lương hưu đủ 75%". Tương tự, bạn đọc Đỗ Trường góp ý: "Nên quy định đủ năm đóng bảo hiểm là đủ điều kiện hưởng lương hưu tối đa"
Một bạn đọc tên Trung chấn vấn: "Sao không cho người đóng BHXH có quyền chủ động trong việc được hưởng lương hưu của mình. Ví dụ: Thay vì qui định về tuổi nghỉ hưu hãy thay bằng năm tối thiểu để được hưởng lương hưu, năm đóng càng cao thì mức hưởng càng lớn. Như vậy người lao động sẽ chủ động và tích cực hơn trong việc tham gia BHXH mà không cần phải vận động như bây giờ"
Một bạn đọc giấu tên phân tích: "Tôi không hiểu vì sao phải hạn chế rút 1 lần. Không thể có chuyện vỡ quỹ được vì mỗi năm người lao động đóng 25% x 12 tháng = 300%, là 3 tháng lương nhưng khi rút 1 lần thì chỉ được 1.5 tháng/năm làm việc (trước 2014) và 2 tháng(từ 2014 trở đi) như vậy người rút 1 lần càng nhiều thì quỹ càng dư ra chứ. Nếu lo họ trở thành gánh nặng xã hội thì cũng không đúng, hiện nay chỉ người trên 80 tuổi mới được trợ cấp 380.000 đồng/tháng, mấy ai sống đến 80 tuổi, mà số tiền 380.000 đồng cũng quá nhỏ.