Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, thực hiện việc xây dựng các dự án luật để sửa đổi 13 luật có nhiều vướng mắc, bất cập mang tính cấp bách để trình Quốc hội ngay tại kỳ họp tới.
Giữa làn sóng đổ xô rút BHXH một lần để tránh tác động của chính sách khi sửa đổi Luật BHXH, vẫn có một số lao động quyết bám trụ để hưởng lương hưu khi về già, song đó là việc không đơn giản.
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định điều kiện để tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua, sở hữu nhà ở tại Việt Nam đang là chủ đề được dư luận quan tâm.
Theo đại biểu Quốc hội, nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang đứng trước bờ vực phá sản, người dân khốn đốn. Do đó việc xây dựng chính sách của Nhà nước đối với thị trường này rất quan trọng.
5 Luật được Quốc hội khóa XV thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023 gồm: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Thanh tra; Luật Dầu khí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.
Người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) nhưng chưa đủ điều kiện về số năm đóng tối thiểu để có lương hưu (tối thiểu 15 năm) có thể được nhận trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng. Đây là đề xuất mới của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) trong Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đang được gửi lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.
Bất cập liên quan đến tạm hoãn gọi nhập ngũ, đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú, học tập, tiêu chuẩn sức khỏe… tạo kẽ hở trốn nghĩa vụ quân sự.
Việc tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện được tiến hành thận trọng, kỹ lưỡng; xem xét, đánh giá kỹ các chính sách một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.