Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh còn chứa một lượng lớn "máu bẩn" trong tử cung, ăn rau ngót sẽ giúp đào thải lượng máu bẩn này và cung cấp chất xơ, canxi, sắt cần thiết cho cơ thể mẹ mau chóng phục hồi. Ngoài ra còn giúp ngừa táo bón, thanh nhiệt, giải độc rất tốt, đặc biệt là tác dụng lợi sữa và giảm cân giúp mẹ mới sinh vừa có sữa cho con bú vừa nhanh về dáng sau sinh.
Người hay bị mất ngủ
Rau ngót rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng lại có tác dụng phụ là gây mất ngủ. Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này, nếu muốn ăn phải ăn loại rau được nấu chín hoàn toàn, không được ăn sống, uống nước ép.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người già, người có tiền sử bị mất ngủ hay khó ngủ thì tốt nhất không nên ăn quá nhiều rau ngót để tránh các tác dụng phụ.
Người còi xương, thiếu canxi
Dù chứa nhiều canxi nhưng chất glucocorticoid trong rau ngót lại là hoạt chất làm cản trở quá trình hấp thu phốt pho và canxi của cơ thể. Do đó, những người bị còi xương, thiếu canxi (vốn càng nhạy cảm với chất này) thì không nên ăn nhiều rau ngót.
Lưu ý khi sơ chế rau ngót
Trong Đông y, rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt, trị táo bón, trị nhiệt miệng, trị chảy máu cam... đều rất tốt. Tuy nhiên để loại rau này phát huy tác dụng thì chúng ta cần lưu ý từ khâu chọn lựa và sơ chế.
Rau ngót ngon có màu xanh lá mạ, lá mỏng nhưng cứng, lá rau không đều nhau, có thể có lá bị sâu đục, khi nấu canh có màu xanh nhạt và trong, không có màu sắc bất thường, khi chế biến, rau có mùi vị đặc trưng riêng không bị quá nồng xen lẫn mùi hắc…
Ngoài ra, sau khi tuốt lá xong các bà nội trợ nên loại bỏ lá rau héo, rửa sạch bằng nước sạch nhiều lần và nên rửa dưới vòi nước chảy. Có thể ngâm rau vào nước muối loãng khoảng 15-20 phút rồi mới chế biến.
Dù tốt, nhưng mỗi lần rau ngót chỉ nên ăn với số lượng nhỏ, vừa phải, tối đa là 50g/1 ngày và không ăn liên tục trong 3 tháng để đảm bảo sức khỏe.
Trên đây là những người không nên ăn rau ngót. Nếu bạn thuộc những nhóm người trên hãy tránh xa rau ngót nhé.