Bà Clarke cho biết các nhà tuyển dụng cần xem xét hiện tượng "âm thầm nghỉ việc" một cách nghiêm túc hơn, đặc biệt trong thị trường lao động liên tục có nhiều thách thức - nếu họ không thể tăng lương và mở rộng cơ hội thăng tiến, hoặc họ đang chuẩn bị sa thải nhân viên.
"Tôi không nghĩ làn sóng 'âm thầm nghỉ việc' sẽ biến mất vào năm 2023, khi chúng ta đang ở trong một môi trường suy thoái khiến nhiều người bị sa thải. Người lao động bị cho nghỉ việc sẽ làm tăng tình trạng kiệt sức hoặc gánh nặng tiềm ẩn đối với những người vẫn còn làm việc ở công ty. Điều này có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức và sinh ra sự oán giận, đặc biệt nếu chúng ta nghĩ về một môi trường không có tăng lương hay thăng chức", bà Clarke nói.
Bà Clarke cho rằng các nhà tuyển dụng nên nghĩ về làn sóng "âm thầm nghỉ việc" như sự phản ánh về tính gắn kết giữa nhân viên và công việc.
Các doanh nghiệp đang đầu tư nhiều hơn vào việc tăng cường các chương trình chăm sóc sức khỏe và sức khỏe tâm thần, nghỉ phép có lương, nghỉ phép gia đình kéo dài cho nhân viên. Ảnh: CNN. |
Ngoài vấn đề tăng lương hoặc trong trường hợp không tăng lương nhiều, theo CNBC Make It các công ty đang cố gắng duy trì lợi ích hàng đầu để giữ chân và thu hút người lao động.
Cụ thể, các doanh nghiệp đang đầu tư nhiều hơn vào việc tăng cường các chương trình chăm sóc sức khỏe và sức khỏe tâm thần, nghỉ phép có lương và nghỉ phép gia đình kéo dài.
Họ cũng đang cố gắng thúc đẩy các ranh giới mới xung quanh tính linh hoạt ở nơi làm việc. Theo báo cáo, vào năm 2022, tỷ lệ các công ty cung cấp phúc lợi tuần làm việc 4 ngày lần đầu tiên đạt ngưỡng 10%.
"Các nhân viên đang tìm kiếm sự linh hoạt và một mức lợi nhuận nào đó ở công ty khi mức tăng lương thực tế ít dần và thấy mình phải làm việc nhiều giờ hơn", nhà phân tích Susan Thomas của Payscale nói.