Những người không nên ăn củ sắn
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, để phòng tránh tối đa những nguy cơ rủi ro sức khỏe từ sắn, những đối tượng sau không nên ăn sắn:
- Mẹ bầu muốn ăn sắn cần chế biến kỹ trước khi ăn và chỉ nên ăn với số lượng hạn chế. Tuyệt đối không được ăn sắn sống.
- Trẻ em: Đây là nhóm người có hệ tiêu hóa còn non yếu chưa hoàn thiện. Vì thế, nếu bổ sung sắn có thể gây tổn thương cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí gây ngộ độc.
Cách sơ chế sắn
+ Trước khi thu hoạch sắn, nên ngắt bỏ lá sắn trước 2 tuần để tăng thời gian sử dụng củ sắn.
+ Sau khi thu hoạch, bạn có thể dùng bàn chải để cọ rửa, loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn. Tốt nhất nên rửa dưới vòi nước.
+ Cần bảo quản sắn ở những nơi mát mẻ, không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
- Hướng dẫn cách chế biến củ sắn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
+ Gọt vỏ: Vỏ sắn chính là nơi có chứa nhiều hợp chất có thể tạo ra xyanua. Chính vì thế cần được gọt và loại bỏ hết vỏ sắn.
+ Sau khi gọt vỏ, nên ngâm sắn trong nước khoảng 48 đến 60 giờ. Sau đó mới nấu sắn. Đây là cách để giảm tối đa những hóa chất độc hại trong sắn.
+ Nấu chín: Sắn sống có thể chứa rất nhiều hóa chất độc hại. Tuy nhiên, khi chúng ta nấu chín bằng các phương pháp như luộc hay nướng thì có thể loại bỏ những chất độc hại này.
+ Ăn sắn cùng với những thực phẩm chứa nhiều protein để đảm bảo an toàn và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Protein giúp cơ thể loại bỏ độc tố xyanua.
+ Có một chế độ ăn uống cân bằng: Để giảm nguy cơ gặp phải những tác hại từ sắn, bạn nên ăn lượng sắn vừa phải, lên thực đơn ăn uống đa dạng và không coi sắn là nguồn cung cấp dinh dưỡng duy nhất.
Như vậy có thể nói rằng, sắn là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng nhưng có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe không đáng có nếu bổ sung không đúng cách. Với những hướng dẫn trên đây, hy vọng bạn đã biết cách sơ chế và chế biến loại thực phẩm này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.