Sáp nhập nhiều đơn vị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Theo Văn Kiên | 26/12/2022, 17:21
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo Nghị định 106 vừa được Chính phủ ban hành, cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Hàn lâm (KH&CN) Việt Nam tới đây sẽ giảm 4 đầu mối so với trước.

Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao theo quy định của pháp luật.

Về cơ cấu tổ chức, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam có 38 đầu mối, giảm 4 đầu mối so với trước. Cụ thể, Viện Hàn lâm KH&CN có các đầu mối, gồm: Ban Tổ chức - Cán bộ và Kiểm tra; Ban Kế hoạch - Tài chính; Ban Hợp tác quốc tế; Ban ứng dụng và Triển khai công nghệ; Văn phòng; Viện Toán học; Viện Vật lý; Viện Hoá học; Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên; Viện Cơ học; Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; Viện Địa lý; Viện Địa chất; Viện Vật lý địa cầu; Viện Hải dương học; Viện Tài nguyên và Môi trường biển; Viện Địa chất và Địa vật lý biển; Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường;

Viện Khoa học vật liệu; Viện Công nghệ thông tin; Viện Công nghệ sinh học; Viện Công nghệ hoá học; Viện Công nghệ vũ trụ; Viện Cơ học và Tin học ứng dụng; Viện Sinh học nhiệt đới; Viện Kỹ thuật nhiệt đới; Viện Khoa học vật liệu ứng dụng; Viện Hoá sinh biển; Trung tâm Vũ trụ Việt Nam; Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên; Viện Nghiên cứu hệ Gen; Trung tâm Thông tin - Tư liệu; Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam; Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao; Trung tâm Tin học và Tính toán; Học viện Khoa học và Công nghệ; Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.

Về Điều khoản chuyển tiếp, Nghị định quy định, Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang tiếp tục hoạt động đến hết năm 2024, sau đó thực hiện sáp nhập vào Viện Hải dương; Viện Khoa học năng lượng và Viện Công nghệ môi trường tiếp tục hoạt động đến hết năm 2023, sau đó thực hiện hợp nhất thành Viện Khoa học công nghệ Năng lượng và Môi trường; còn Trung tâm Phát triển công nghệ cao và Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ tiếp tục hoạt động đến hết năm 2023, sau đó thực hiện hợp nhất thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao.

Nghị định 106 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2023 và thay thế Nghị định số 60/2017/NĐ-CP ngày 15/5/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.

Theo Tiền Phong
https://tienphong.vn/sap-nhap-nhieu-don-vi-thuoc-vien-han-lam-khoa-hoc-va-cong-nghe-viet-nam-post1498434.tpo
Copy Link
https://tienphong.vn/sap-nhap-nhieu-don-vi-thuoc-vien-han-lam-khoa-hoc-va-cong-nghe-viet-nam-post1498434.tpo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sáp nhập nhiều đơn vị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam