Sau ĐH Stanford, USA Today cảnh báo các từ ngữ nhạy cảm về văn hóa

17/01/2023, 16:34
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo đó, các từ này có thể bao gồm những từ rất quen thuộc như "aloha", "hola" hay "shalom".

Theo USA Today, một số từ như "aloha", "hola", "shalom" hay "ni hao" đều nên được hạn chế sử dụng vì yếu tố văn hóa. Ảnh: Shutterstock.

"Aloha", "Halo" và "Shalom" đều mang nghĩa "xin chào" bằng tiếng Hawaii, Tây Ban Nha và Do Thái. Bên ngoài, những lời chào này có vẻ ổn khi sử dụng trong ngữ cảnh bình thường. Tuy nhiên, sử dụng chúng mà không hiểu hết văn hóa có thể làm phiền những người thuộc nền văn hóa ấy.

"Bạn có quyền tự do phát ngôn, nhưng không phải tất cả đều phù hợp. Nếu bạn không phải là người Hawaii và bạn nói 'aloha', điều đó có thể bị coi là chế giễu", ông Oliver viết.

Theo ông Maile Arvin, Giám đốc Nghiên cứu Quần đảo Thái Bình Dương tại ĐH Utah, "aloha" ngoài nghĩa xin chào còn có một nghĩa khác là "tìm thấy chính mình trong mọi thứ xung quanh". Vì thế, nếu không phải là người Hawaii nhưng dùng từ này một cách bừa bãi, nhiều người sẽ bị xem là xúc phạm ngôn ngữ này.

Ông Oliver cho rằng việc sử dụng một số từ nhất định đòi hỏi phải có học vấn, kiến thức và tầm nhìn để biết hoàn cảnh nào thực sự phù hợp cho việc phát ngôn.

"Việc sử dụng ngôn ngữ ngoài nền văn hóa không phải đều có vấn đề. Chẳng hạn, việc nói 'hola' hoặc 'shalom' với người mà bạn biết nói tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Do Thái không phải là điều đáng lo ngại. Việc nhại lại và cường điệu hóa cách phát âm những từ đó mới là có vấn đề", ông Oliver bổ sung.

Theo đó, với ông, việc chào bằng tiếng Quan thoại - "nihao" - với người Mỹ gốc Á không phải gốc Trung Quốc có thể là hành vi phân biệt.

Ông Jeffrey McCune, Giám đốc Viện Nghiên cứu người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Phi Frederick Doulass tại ĐH Rochester (Mỹ), cho rằng điều quan trọng con người cần thay đổi là về ý thức phê bình ngôn ngữ.

"Ngôn ngữ quá quan trọng đối với nền văn hóa con người đến mức chúng ta không thể tùy tiện sử dụng ngôn ngữ để xúc phạm hay làm tổn thương cho một nhóm người nhất định", ông McCune bổ sung con người nên thận trọng khi sử dụng ngôn ngữ và để ý cách người khác sử dụng ngôn ngữ.

"Tôi không nghĩ sử dụng ngôn ngữ Hawaii là xúc phạm hay gì cả. Nhưng đối với người Hawaii bản địa, ngôn ngữ Hawaii đã bị cấm trong trường học sau khi Vương quốc Hawaii bị lật đổ.Họ đã rất khó khăn để giữ thứ tiếng này, vì thế, khi nhìn thấy ai đó sử dụng ngôn ngữ này bừa bãi, họ sẽ cảm thấy khó mà chấp nhận", ông Arvin giải thích.

Theo đó, ông Oliver cho rằng con người cần cân nhắc về văn hóa của ngôn ngữ nào đó trước khi sử dụng chúng. "Mọi người đều cần ngữ cảnh trước khi nói ngôn ngữ của một nền văn hóa khác ngoài ngôn ngữ của chính họ", ông nói.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau ĐH Stanford, USA Today cảnh báo các từ ngữ nhạy cảm về văn hóa