Sinh viên nợ chuẩn đầu ra tiếng Anh: Vì đâu nên nỗi?

Anh Tú | 07/10/2022, 10:10
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhằm chuẩn hóa chất lượng đào tạo và bảo đảm các thang đo cho hệ thống kiểm định, nhiều trường đại học đã xây dựng chuẩn đầu ra ngoại ngữ.

Các học phần ngoại ngữ được nhà trường tổ chức thi kết thúc học phần theo quy chế. Sinh viên có điểm đánh giá học phần đạt mới đủ điều kiện và trình độ để kiểm tra chuẩn đầu ra ngoại ngữ theo quy định. Những sinh viên chưa đạt tiếp tục ôn tập”, TS Lê Nguyễn Quốc Khang cho biết.

Sinh viên nợ chuẩn đầu ra tiếng Anh: Vì đâu nên nỗi? ảnh 1

Ảnh minh họa.

Vì sao sinh viên yếu tiếng Anh?

Nguyên nhân sinh viên yếu tiếng Anh thì có nhiều, ngoài giáo trình giảng dạy chưa có sự đổi mới, phương pháp giảng dạy chưa đột phá, sự chủ động học tập của sinh viên chưa cao thì theo một số giảng viên, thời lượng giảng dạy tiếng Anh trong trường đại học chưa nhiều. Phần lớn chương trình hiện nay vẫn chỉ bố trí thời gian dạy tiếng Anh cho sinh viên từ 18 - 24 tín chỉ/năm học, tương đương 270 - 360 tiết. Trong khi đó, đào tạo cho sinh viên đạt trình độ TOEIC 450 điểm cần đến trên 400 tiết.

Đánh giá về thực trạng và chuẩn trình độ tiếng Anh của sinh viên hiện nay, giảng viên Nguyễn Thị Mỹ Phương, Khoa Ngoại ngữ, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nhìn nhận có sự không đồng đều rõ rệt về chất lượng giữa nhóm sinh viên ở TP và khu vực nông thôn.

“Để có kế hoạch và lộ trình học tập tốt môn Ngoại ngữ và đạt được chuẩn đầu ra theo quy định của trường, đầu năm sinh viên sẽ được kiểm tra và chia lớp theo cấp độ. Tuy vậy, việc phân chia lớp theo trình độ ngoại ngữ đầu vào dẫn đến sự khác biệt khá rõ giữa các lớp. Với lớp có sinh viên có năng lực ngoại ngữ tốt sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức và nhận được điểm đánh giá khá tốt. Tuy vậy, với lớp có trình độ trung bình, việc hổng kiến thức xảy ra nhiều, quá trình học tập và tiếp thu của sinh viên tương đối vất vả khi tiếp cận khối kiến thức mới ở đại học”, cô Phương đánh giá.

Theo ThS Lê Văn Hiển - Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Luật TPHCM, sinh viên yếu tiếng Anh có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn xuất phát từ việc không chủ động trong kế hoạch học tập và sự chủ quan của bản thân.

“Nhiều em dù mức điểm kiểm tra tiếng Anh đầu vào rất tốt nhưng sau 4 năm học tập vẫn không thể hoàn thành chuẩn đầu ra theo quy định của trường. Tuy vậy, có em dù điểm đầu vào tiếng Anh không quá cao những bằng sự cố gắng và chủ động trong kế hoạch học tập, ngay từ cuối năm 3 đã hoàn thành chứng chỉ tiếng Anh đầu ra.

Hiện chuẩn đầu ra tiếng Anh của trường là TOEIC 450 điểm với hệ đại trà và 650 điểm với hệ chất lượng cao. Mức độ chuẩn trên cũng chỉ ở ngưỡng trên trung bình và tiệm cận khá theo chuẩn và thang đo quốc tế. Tuy vậy, Trường ĐH Luật TPHCM vẫn có gần 23% sinh viên không hoàn thành chuẩn tiếng Anh và phải trả nợ trong một thời gian”, ThS Hiển nói.

TS Trần Đình Lý - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM nhìn nhận, ngoại ngữ là môn học đòi hỏi sinh viên phải chủ động bởi khi người học không quyết tâm thì không ai có thể giúp được. Để sớm giúp sinh viên nhìn thấy khả năng ngoại ngữ của mình, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM thường 2 tháng lại tổ chức kỳ thi B1 nội bộ một lần. Qua kỳ thi ấy, nhà trường có thể theo dõi, giám sát quá trình học và biết được trình độ của sinh viên tiến bộ đến đâu để đốc thúc các em có kế hoạch ôn luyện, học tập, tránh việc không tốt nghiệp được chỉ vì nợ chuẩn đầu ra tiếng Anh.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/sinh-vien-no-chuan-dau-ra-tieng-anh-vi-dau-nen-noi-post610625.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/sinh-vien-no-chuan-dau-ra-tieng-anh-vi-dau-nen-noi-post610625.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sinh viên nợ chuẩn đầu ra tiếng Anh: Vì đâu nên nỗi?