"Sợi dây hy vọng" được nối lại

Trọng Dương | 03/05/2022, 06:44
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Taliban cho phép các trường học tại Afghanistan mở cửa trở lại. Tuy nhiên, các nữ sinh phải đeo khăn quàng cổ và trùm đầu khi trở lại trường. Họ phải ngồi ở khu vực tách biệt với nam giới.

Muska (15 tuổi) cảm thấy đã “mất hy vọng”.

Sống trong sợ hãi

Thật sự thất vọng trong thời điểm này. Đây là cuộc khủng hoảng quyền phụ nữ nghiêm trọng nhất trên thế giới, kể từ lần cuối cùng Taliban nắm quyền. Phản ứng từ cộng đồng quốc tế dường như hầu hết là một cái nhún vai. Tất cả chúng ta rất vui mừng khi các trường học mở cửa trở lại cho trẻ em gái. Nhờ đó, để trẻ có thể tiếp tục học vì tương lai của đất nước, trở thành những người thành công và có thể đứng vững trên đôi chân của họ. Bà Heather Barr

Tuy nhiên, Taliban thông báo, trẻ em gái sẽ được phép trở lại trường học. Thứ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin, Zabihullah Mujahid, cho biết, Taliban “không chống lại giáo dục”, mặc dù các trường nữ sinh trên khắp Kabul vẫn đóng cửa.

“Các chính sách mà Taliban theo đuổi là phân biệt đối xử, bất công và vi phạm luật pháp quốc tế. Trên khắp đất nước, quyền và nguyện vọng của cả một thế hệ trẻ em gái bị gạt bỏ và bóp chết”, Agnes Callamard - Tổng thư ký của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết. Ông đồng thời thúc giục mở lại tất cả các trường trung học cho nữ sinh.

Aziz Ahmad Rayan - phát ngôn viên của Bộ Giáo dục Afghanistan cho biết, tất cả trường học nước này mở cửa trở lại cho cả nam và nữ từ ngày 21/3. Tuy nhiên, trẻ em gái chỉ có thể được hướng dẫn bởi giáo viên nữ. Trong trường hợp không thể tìm thấy giáo viên nữ ở vùng nông thôn, nam giới sẽ được phép dạy thay.

Taliban từng nắm quyền cai trị Afghanistan từ năm 1996 - 2001. Thời điểm đó, phụ nữ bị cấm đến trường cũng như tham gia vào hầu hết các công việc. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục cho biết sẽ không có trường học nào ở Afghanistan bị đóng cửa trong năm nay.

Nữ sinh Farzana (17 tuổi) chia sẻ: “Tôi cảm thấy mình rất mạnh mẽ. Chúng ta có thể cho không chỉ Taliban mà còn cả thế giới thấy rằng, Afghanistan không bao giờ dừng lại. Afghanistan sẽ không trở lại những thập kỷ trước”. Khi từng cam kết sẽ có cách tiếp cận toàn diện hơn trong việc quản lý, so với hai thập kỷ trước,

Taliban đồng thời tuyên bố sẽ trao quyền cho phụ nữ. Một phát ngôn viên của Taliban từng phát biểu với Fox News rằng, sẽ không có vấn đề gì về giáo dục, công việc hoặc quyền của phụ nữ. Bất chấp những lời hứa đó, nền giáo dục tại Afghanistan đạt được rất ít tiến bộ.

Taliban đổ lỗi cho sự chậm trễ này là do thiếu không gian cần thiết để đáp ứng việc dạy học riêng cho nam và nữ. Trước đó, trẻ em gái chỉ được phép đi học ở 5 tỉnh của Afghanistan.

Năm ngoái, tại thành phố Herat, Taliban đã yêu cầu trẻ em gái đeo những chiếc khăn quàng cổ dài và khăn trùm đầu khi trở lại trường. Trong khi đó, nữ sinh tại các trường đại học được yêu cầu đội khăn trùm đầu trong lớp. Họ phải ngồi ở khu vực tách biệt với nam giới.

Ngày đầu tiên trở lại trường học vào tháng 9/2021 - một tháng sau khi Taliban chiếm Afghanistan, Maryam (15 tuổi) đến từ Mazar-i Sharif, nhớ lại sự sợ hãi và không chắc chắn mà cô cảm nhận trên đường đến trường.

Maryam và các nữ sinh khác được chào đón ở cổng trường bởi những người lính Taliban. “Taliban bước vào lớp học của chúng tôi.

Khi đó, hầu hết các cô gái chạy ra phía sau lớp học. Họ không muốn nhìn thấy Taliban”, Maryam nói. Taliban đến các lớp học hằng ngày để đảm bảo rằng, tất cả các nữ sinh đều đeo khăn trùm đầu và găng tay. Maryam được chỉ định ngồi ở hàng ghế đầu tiên.

Cô cho biết luôn cảm thấy tức giận và bị thách thức mỗi khi Taliban vào lớp. Tuy nhiên, nữ sinh này kiên quyết không rời khỏi chỗ ngồi như các bạn cùng lớp. “Tôi không muốn họ biết rằng mình đang sợ. Tôi chỉ ngồi đó và không nhìn họ”, Maryam chia sẻ.

Heather Barr - Phó Giám đốc về quyền phụ nữ tại tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại Pakistan nhận định, dưới thời Taliban, có rất ít lĩnh vực mà phụ nữ được phép làm việc.

Cơ hội cho phụ nữ chủ yếu là trở thành giáo viên và người chăm sóc sức khỏe cho những phụ nữ khác. Tuy nhiên, những cơ hội đó rất ít. Bà Barr cho rằng, điều đó khiến các gia đình không muốn con gái được giáo dục.

“Tại sao con lại học? Tại sao con và gia đình phải hy sinh nhiều để có thể hoàn thành cấp 3, học tiếp lên đại học? Con sẽ không có được sự nghiệp mơ ước và cũng không thể cung cấp hỗ trợ cho gia đình”, bà Barr chia sẻ những câu nhiều phụ huynh Afghanistan thường nói với con gái.

Sau bảy tháng Taliban cai trị, hầu hết các nhà quan sát cho rằng, không có nhiều thay đổi khi nói đến các chính sách đối với phụ nữ và trẻ em gái. Bà Barr lưu ý rằng, Taliban dường như phản ứng nhanh hơn nhiều trước áp lực quốc tế. Song, sự chú ý của toàn cầu về Afghanistan đã giảm dần.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc-bon-phuong/soi-day-hy-vong-duoc-noi-lai-7KZm4CwnR.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc-bon-phuong/soi-day-hy-vong-duoc-noi-lai-7KZm4CwnR.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
"Sợi dây hy vọng" được nối lại