Sự học là trọn đời, học gì để sự nghiệp hanh thông và không bị rơi xuống 'hố sâu' khủng hoảng tuổi trung niên?

Diệu Đan, | 04/01/2024, 20:42
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Người ta thường hỏi Inamori Kazuo, tuổi trẻ điều gì là quan trọng nhất? Ông trả lời chỉ bằng tám chữ: Cải thiện tâm tính, rèn luyện tâm hồn.

Tuy nhiên, mỗi sai lầm, mỗi thiếu sót đều là cơ hội để bạn không ngừng hoàn thiện bản thân.

Hai ông chủ tập đoàn nổi tiếng, Konosuke Matsushita và Soichiro Honda, đều là những "nhà hiền triết trong quản lý", và họ cũng coi việc xem xét nội tâm là tôn chỉ của mình trong cuộc sống.

Konosuke Matsushita tin rằng khi mọi việc diễn ra suôn sẻ thì mọi người phải cảnh giác hơn, vì tai nạn thường xảy ra vào thời điểm này.

Vì vậy, mỗi ngày dù công việc bận rộn tới mấy, ông cũng vẫn luôn dành ra một giờ để xem xét, suy ngẫm.

Khi phát hiện nhân viên mắc sai lầm, ông sẽ nghiêm túc sửa chữa và yêu cầu họ tự nhìn nhận lại bản thân một cách sâu sắc.

Theo thời gian, các quy trình từ trên xuống của công ty trở nên rõ ràng, hiệu quả và sự phát triển của công ty ngày càng tốt hơn.

Soichiro Honda từng là một người bốc đồng, ông thường xuyên nói và làm những điều gây nhiều tranh cãi khi còn trẻ.

Khi trách nhiệm ngày càng tăng lên, ông bắt đầu suy ngẫm về những lỗi lầm của mình và cố gắng đề cao việc tu dưỡng bản thân.

Theo thời gian, ông trở nên điềm tĩnh và dễ gần hơn, nhận được sự tôn trọng của mọi người ở cả trong lẫn ngoài ngành.

Một người dù giỏi đến mấy cũng không thể biết hết mọi thứ hay trở thành một người toàn năng.

Chỉ khi biết "hướng nội", nhìn nhận lại chính bản thân, bạn mới có thể kịp thời phát hiện ra những vấn đề và sơ suất của chính mình.

Kẻ kiêu ngạo sẽ mắc bẫy, kẻ tự xét mình sẽ sống sót.

Một người không thể tự soi xét mình sẽ giống như một con thú bị nhốt trong lồng, một bước cũng khó mà di chuyển.

Khi bạn biết nhìn lại bản thân, bù đắp những khuyết điểm và không ngừng hoàn thiện, bạn sẽ có thể thoát ra khỏi cái lồng một cách dễ dàng.

20, 30 tuổi học gì để 40, 50 tuổi hưởng lợi, sự nghiệp hanh thông, không bị rơi xuống hố sâu khủng hoảng tuổi trung niên? - Ảnh 3.

03

"Lợi người" chính là lợi ta

Kazuo Inamori luôn tin vào một triết lý có tên "triết lý một bình nước": cuộc đời mỗi người luôn sẽ có những lúc "thiếu nước". Khi người khác cần giúp đỡ, bạn đưa "bình nước" và giúp đỡ họ ở một mức độ nhất định. Khi bạn gặp khó khăn, họ sẽ cố gắng hết sức để đền đáp bạn.

Vậy cho nên, dù đã làm kinh doanh rất nhiều năm, ông chưa bao giờ đối xử tệ bạc với nhân viên của mình.

Ngay cả khi công ty Kyocera ở thời điểm tồi tệ nhất, ông vẫn không trì hoãn lương hay sa thải nhân viên. Các nhân viên vô cùng cảm động và nỗ lực hết mình để giúp Kyocera vượt qua khó khăn, thậm chí trở thành công ty Fortune 500.

Ngay cả trong quá trình giải cứu hãng hàng không Nhật Bản (JAL) khi hãng tuyên bố phá sản, bản thân ông dù không có lương nhưng vẫn luôn cố gắng hết sức để tăng lương cho nhân viên và đối xử với họ tốt hơn trước đó.

Ông cũng tích cực hướng dẫn nhân viên: hãy suy nghĩ nhiều hơn từ góc độ của hành khách, làm thế nào chúng ta có thể cung cấp những dịch vụ họ thực sự cần?

Dưới ảnh hưởng của ông, nhân viên đã thay đổi thái độ làm việc chiếu lệ trước đây của mình.

Trước đây, khi làm thủ tục, nhân viên quầy làm thủ tục chỉ làm theo quy định và không thèm nói lấy một câu. Nhưng hiện tại, họ đã nhiệt tình chào đón hành khách và kiên nhẫn hỏi xem họ có nhu cầu gì khác không.

Trước đây, khi cơ trưởng đưa ra thông báo trên chuyến bay, anh ta sẽ chỉ làm theo kịch bản và lặp lại cùng một bản sao hàng trăm lần. Hiện tại, nội dung được cập nhật theo nhiều cách khác nhau và nội dung độc quyền được tùy chỉnh cho hành khách đi chuyến bay ngày hôm đó.

Chỉ 2 năm 8 tháng sau, JAL đã được niêm yết lại sau khi nhận được nhiều lời khen ngợi về dịch vụ chất lượng cao.

Thế giới bên ngoài ca ngợi Inamori Kazuo là người xuất sắc, một tay ông cứu một công ty đang gặp nguy hiểm, nhưng ông lại nói: Thực tế, những gì bạn có thể làm chỉ dựa vào sức mạnh của mình đều có giới hạn. Nếu muốn đạt được thành công nào đó, bạn phải dựa vào một loại "sức mạnh khác".

Cái gọi là "sức mạnh khác" là đặt lợi ích của mọi người lên trên.

Nếu hôm nay bạn cầm ô cho người khác, ngày mai người khác sẽ mở đường cho bạn.

Khi bạn đặt nhu cầu của người khác lên hàng đầu trong mọi việc bạn làm và coi lợi ích của người khác là ưu tiên hàng đầu của mình, may mắn sẽ không ngừng tìm đến với bạn.

Học cách quan tâm đến người khác và cuối cùng, chính bạn sẽ là người được hưởng lợi.

20, 30 tuổi học gì để 40, 50 tuổi hưởng lợi, sự nghiệp hanh thông, không bị rơi xuống hố sâu khủng hoảng tuổi trung niên? - Ảnh 4.

Người ta thường hỏi Inamori Kazuo, tuổi trẻ điều gì là quan trọng nhất?

Ông trả lời chỉ bằng tám chữ: Cải thiện tâm tính, rèn luyện tâm hồn.

Theo quan điểm của ông, cái gọi là cuộc sống, xét cho cùng, là sự tích lũy không ngừng của mỗi phút mỗi giây. Những thay đổi to lớn và những thành tựu đáng kinh ngạc đều được xây dựng nên từ mỗi một viên gạch, ngày này qua ngày khác.

Hãy tin rằng số phận của bạn là không cố định, bạn có thể điều chỉnh tốc độ và hướng đi của mình bất cứ lúc nào để có thể đến được cái đích đến lý tưởng của bản thân.

Theo Đời sống & Pháp luật
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/20-30-tuoi-hoc-gi-e-40-50-tuoi-huong-loi-su-nghiep-hanh-thong-khong-bi-roi-xuong-ho-sau-khung-hoang-tuoi-trung-nien-a398517.html
Copy Link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/20-30-tuoi-hoc-gi-e-40-50-tuoi-huong-loi-su-nghiep-hanh-thong-khong-bi-roi-xuong-ho-sau-khung-hoang-tuoi-trung-nien-a398517.html
Bài liên quan
Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Khơi dậy khát vọng học tập
Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ diễn ra tại hồ Văn thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, từ ngày 23/1 - 9/2.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự học là trọn đời, học gì để sự nghiệp hanh thông và không bị rơi xuống 'hố sâu' khủng hoảng tuổi trung niên?