Sự khác biệt 12 con giáp trên thế giới: Những biến thể thú vị tạo nên ĐA VŨ TRỤ văn hóa truyền thống

Amor Fati | 08/01/2024, 10:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Cùng với Việt Nam, khái niệm 12 con giáp cũng tồn tại ở nhiều quốc gia khác trên thế giới nhưng sẽ có những biến thể khác biệt nhất định, tạo nên “đa vũ trụ” về văn hóa. Cùng tìm hiểu cụ thể khác biệt 12 con giáp trên thế giới ra sao?

Trong văn hóa Thái Lan đương đại, hệ thống 12 con giáp của quốc gia này cũng tương tự như Trung Quốc, chỉ khác duy nhất một điều, con rồng sẽ được thay thế bằng một sinh vật thần thoại tên là “naga”. 

Trong thần thoại tại Thái Lan, naga là một dạng bò sát có những năng lực siêu phàm giống rồng. Có thể xem như đây là rồng phiên bản văn hóa Thái Lan. 

Cũng giống như rồng Trung Quốc, loài thần thú này tương truyền sẽ mang lại sức khỏe và sự giàu có cho người cầu nguyện. Cá biệt, tại một số vùng phía Bắc Thái Lan, 12 con giáp có tồn tại cả loài gấu và ở một số vùng khác, Hợi là voi thay vì lợn.

Có một điều thú vị nữa là, thay vì bắt đầu năm mới vào tháng 1 hoặc tháng 2 như ở Trung Quốc và hầu hết các quốc gia theo nông lịch khác, ngày đầu năm của người Thái Lan bắt đầu vào khoảng thời gian tương đương đầu tháng thứ năm theo lịch nông của Đông Á, hoặc trong lễ hội Năm mới Songkran (được tổ chức từ 13–15 tháng 4 hàng năm).

3.4 Mười hai con giáp của Campuchia

Phiên bản 12 con giáp của Campuchia hoàn toàn giống với Trung Quốc, mặc dù ở một số khu vực thì rắn biển neak (phiên bản naga của người Chăm) sẽ thay rồng giữ vị trí Thìn. Cừu và dê cũng có thể hoán đổi vị trí Mùi cho nhau.

Ngoài ra, giống với Thái Lan, năm mới của Campuchia được tổ chức vào tháng 4 dương lịch.

3.5 Mười hai con giáp của Myanmar

12 con giap Myanmar

Phiên bản các con giáp của Myanmar có lẽ là phiên bản có nhiều khác biệt nhất trong số các quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc. 

Tại Myanmar, hệ thống con giáp này thay vì 12 thì lại bao gồm 8 con giáp, dựa trên 8 hướng là Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam và Tây Nam. 

8 con giáp của Myanmar bao gồm: Ca Lâu La (một loài chim thần trong văn hoá Ấn Độ và các nước Đông Nam Á), Hổ, Sư tử, Voi (có ngà), Voi (không có ngà), Chuột bạch và Chuột (hoặc Chuột và Chuột lang), Naga.

Người Myanmar gọi hệ thống con giáp này là “Mahabote”. Một số nhà nghiên cứu cho rằng sự khác biệt ở đây là do có sự kết hợp giữa hệ thống chiêm tinh học Ấn Độ với hệ thống con giáp mà thành. Một số học giả thì lại cho rằng, hệ thống 8 con giáp của Myanmar không liên quan gì tới hệ thống 12 con giáp của người Trung Hoa. 

3.6 Mười hai con giáp của quần đảo Mã Lai

Tại vùng Mã Lai, phiên bản 12 con giáp gần giống với trong văn hóa Trung Quốc, nhưng thay thỏ bằng con cheo cheo (một loài sinh vật nhỏ đầu trông giống một con hươu, phần thân giống chuột) và lợn thay bằng rùa.

Rồng cũng thường được đánh đồng với naga (giống với Thái Lan) nhưng đôi khi nó được gọi là rắn lớn hoặc rắn thứ nhất, còn vị trí của Tị - rắn được gọi là rắn nhỏ hoặc rắn thứ hai.

3.7 Mười hai con giáp của Mông Cổ

Có thể thấy một điều rằng trong những hệ thống con giáp của các quốc gia kể trên, dù có nhiều khác biệt nhưng trong các hệ thống đó luôn có sự hiện diện bền vững và không thể thay thế của con hổ (Dần). 

Nhưng phiên bản con giáp của Mông Cổ được coi là đặc biệt nhất khi đây là phiên bản duy nhất của một quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc mà không tồn tại cố định loài hổ. 

Cụ thể, thứ tự hệ thống 12 con giáp của người Mông Cổ là: Tý (chuột) - Sửu (bò) - Dần (báo tuyết/hổ) - Mão (thỏ/thỏ rừng) - Thìn (rồng/cá sấu) – Tị (rắn) - Ngọ (ngựa) - Mùi (cừu) - Thân (khỉ) - Dậu (gà mái) - Tuất (chó) - Hợi (lợn/lợn nhà). 

Điều này có thể giải thích là do người Mông Cổ chia làm nhiều bộ lạc du mục sống khắp trên các thảo nguyên Á-Âu, vậy nên rất hiếm khi bắt gặp loài hổ ở một số bộ lạc so với các khu vực định cư khác (bởi hổ là một loài sống trong rừng rậm), nên tại một số bộ tộc, người ta đã thay thế hổ với một loài động vật săn mồi có mật độ xuất hiện cao ở nơi mình sống như báo tuyết cho phù hợp với tập tục sinh sống tại đây.

3.8 Mười hai con giáp của Triều Tiên

Với phiên bản 12 con giáp của Triều Tiên, vị trí của Mùi (dê) được thay bằng cừu ở một vài vùng. 

Sở dĩ có điều này là do với khí hậu gần vùng hàn đới, việc nuôi cừu có phần dễ dàng hơn là nuôi dê. Điều đó dẫn tới hình tượng của loài cừu cũng mang dấu ấn đậm hơn trong văn hóa bản địa nơi đây. Khi hình tượng mười hai con giáp du nhập vào đây, sự biến đổi của loài đại diện cho Mùi cũng là dễ hiểu.

3.9 Mười hai con giáp của Nhật Bản

Tại Nhật Bản, cũng giống như phiên bản của Triều Tiên, dê (Mùi) được thay thế bằng cừu. Ngoài ra, thay vì lợn, người Nhật Bản chọn Hợi là lợn rừng.

Thứ tự sắp xếp như sau: Chuột, Bò, Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Cừu, Khỉ, Gà, Chó, Heo Rừng.

3.10 Mười hai con giáp của Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, hệ thống các con giáp gần giống với Trung Quốc tuy nhiên vị trí của dê đã thay thế bằng Cừu. 

3.11 Mười hai con giáp của khu vực dãy Himalaya

Mười hai con giáp của người Gurung ở quốc gia Nam Á Nepal có khá nhiều sự thay đổi so với bản gốc, bao gồm bò cái là Sửu thay vì bò, Mão là mèo thay vì thỏ (giống như phiên bản của Việt Nam), Thìn là đại bàng thay vì rồng, Dậu là chim thay vì gà, Hợi là hươu thay vì lợn.

Với người Tây Tạng, Dậu là chim thay vì gà, tương tự phiên bản của người Gurung.

3.12 Mười hai con giáp của Trung Á

Phiên bản mười hai con giáp tại Trung Á, người Volga Bulgar, Kazar và các dân tộc nói tiếng Turk khác đã thay thế một số loài trong phiên bản gốc bằng động vật phổ biến tại địa phương. 

Có thể kể đến các trường hợp như Dần là báo thay vì hổ, Thìn là cá, ốc hoặc cá sấu thay vì rồng, Thân là nhím thay vì khỉ, Hợi là voi thay vì lợn và Tý là lạc đà thay vì chuột... 

Lưu ý rằng các thay đổi phụ thuộc vào từng tộc người và không nhất thiết tộc nào cũng thực hiện tất cả những thay đổi trên.

3.13 Mười hai con giáp của Ba Tư

Trong phiên bản do người Mông Cổ mang tới nơi vùng đất thuộc Trung Đông này vào thời trung cổ, Thìn còn được gọi là “nahang” (thường dùng để chỉ rồng trong tiếng Mông Cổ). Từ này về sau còn mang nghĩa là thuỷ quái. Do đó, Thìn ở đây có thể ám chỉ bất kỳ loài động vật nguy hiểm nào sống dưới nước, cả trong thần thoại lẫn có thật.

Đến đầu thế kỷ XX, thuật ngữ nahang hầu như chỉ được sử dụng với nghĩa là cá voi, do đó Thìn trở thành cá voi trong biến thể mười hai con giáp tại Ba Tư. Điều này vẫn còn dược duy trì tại xứ này cho đến tận ngày nay.

Có thể thấy hệ thống 12 con giáp tại mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ trên thế giới lại có những biến thể thú vị khác nhau tùy thuộc vào nền văn hóa của mỗi vùng. Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về “đa vũ trụ” 12 con giáp trên thế giới. Cảm ơn bạn đã theo dõi!



Theo lichngaytot.com
https://lichngaytot.com/tu-vi/khac-biet-12-con-giap-tren-the-gioi-304-223067.html
Copy Link
https://lichngaytot.com/tu-vi/khac-biet-12-con-giap-tren-the-gioi-304-223067.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự khác biệt 12 con giáp trên thế giới: Những biến thể thú vị tạo nên ĐA VŨ TRỤ văn hóa truyền thống