Loại nào có nhiều chất chống oxy hoá hơn?
Cà phê có chứa chất chống oxy hoá như flavonoid và polyphenol có thể làm giảm tình trạng stress oxy hoá bằng cách loại bỏ các gốc tự do. Đặc biệt, acid chlorogenic, acid caffeic và acid n-coumaric là những chất chống oxy hoá chính có trong cà phê. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng các chất chống oxy hoá có trong đồ uống cà phê, bao gồm cả phương pháp pha và loại cà phê sử dụng. Nghiên cứu năm 2020 trên tạp chí Foods chỉ ra rằng, phương pháp pha máy có ảnh hưởng đến hàm lượng khoáng chất và các chất chống oxy hoá có trong cà phê, cũng như ảnh hưởng đến độ acid của cà phê. Trong nghiên cứu này, các tác giả nghiên cứu thấy rằng, hàm lượng canxi trong cà phê espresso là cao nhất và thấp nhất ở cà phê phin. Cà phê espresso cũng có chứa hàm lượng kẽm cao nhất. Nói về các chất chống oxy hoá thì cà phê AeroPress là loại giàu chất chống oxy hoá nhất.
Chất lượng, tuổi, độ tươi của hạt cà phê, cách trồng, chăm bón, chất lượng đất trồng, thời gian rang, thời gian chế biến kể từ khi thu hoạch và quá trình tách hạt, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến các chất chống oxy hoá có trong cà phê. Espresso có thể sẽ chứa hàm lượng chất chống oxy hoá cao hơn so với cà phê phin, do hạt cà phê thường được xay ngay trước khi pha. Còn cà phê pha phin thường là cà phê đã được xay từ lâu và để trong túi/hộp một thời gian rồi mới được pha. Hạt cà phê càng để lâu, càng mất nhiều chất chống oxy hoá. Ngoài những yếu tố này thì chất lượng hạt cà phê ngay từ ban đầu cũng đóng một vai trò rất quan trọng.
Các chất chống oxy hoá mặc dù có vai trò rất quan trọng với sức khoẻ nhưng việc đảm bảo bạn có chế độ dinh dưỡng cân bằng, nhiều rau xanh và trái cây, thịt nạc, chất béo có lợi cho sức khoẻ và ngũ cốc nguyên hạt cũng quan trọng không kém
Còn sự khác biệt nào khác về dinh dưỡng không?
Về mặt dinh dưỡng, cả cà phê phin và espresso nếu không cho thêm các thành phần khác thì đều có giá trị dinh dưỡng tương tự nhau, đều có chứa một lượng vitamin nhóm B, magie và mangan.
Theo các nghiên cứu, cà phê có tác dụng giúp làm giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh, bao gồm tiểu đường typ 2, Parkinson, dự phòng bệnh gan và một số loại ung thư.
Cho dù bạn sử dụng loại cà phê nào, thì cũng nên tuân theo khuyến nghị: không sử dụng quá 400mg caffeine một ngày. Ngoài ra, cũng không nên thêm quá nhiều siro, đường, sữa, kem vào cà phê.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang uống quá nhiều cà phê
Viện y học ứng dụng Việt Nam
Theo RD