Tác dụng của quả sấu ngâm đường

29/05/2023, 00:13
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sấu ngâm đường là thức uống được nhiều người yêu thích trong mùa hè, dưới đây là tác dụng của quả sấu ngâm đường bạn không nên bỏ qua.

Tổng quan về quả sấu

GS.TS Đỗ Tất Lợi trong cuốn sách Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam mô tả cây sấu có tên khoa học là Drancontomelum duperreanum Pierre, thuộc họ Đào lộn hột (Amacardiaceae).

Đông y cho rằng quả sấu lúc xanh vị chua hơi chát, khi quả chín vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa…

Quả sấu vị chua thanh mát được thu hái vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9. Trong quả sấu chín có 86% nước, 1% axit hữu cơ, 1,3% protit, 8.2% gluxit, 2,7% xenluloza, 100mg% canxi, 44mg% Phospho, vết sắt và 3mg% vitamin C. Sấu có rất nhiều công dụng trong bữa ăn hằng ngày cũng là cũng như vị thuốc chữa bệnh.

Tác dụng của quả sấu ngâm đường - 1

Sấu ngâm đường là thức uống mát lạnh trong mùa hè

Tác dụng của quả sấu ngâm đường

- Giảm triệu chứng ốm nghén: Quả sấu xanh chúng ta có thể đem ngâm lấy nước uống. Với bà bầu trong thời kỳ mang thai có thể uống nước sấu để giảm buồn nôn do ốm nghén, đồng thời, giúp thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên vì nước sấu có đường nên thai phụ không nên uống nhiều.

- Chữa nhiệt miệng, trị mụn: Quả sấu tính mát cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, giải say rượu, trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau.

- Giảm cân: Quả sấu tác dụng giảm cân hiệu quả, vì nhờ vào tính axit cao. Sau khi ăn sấu, tính axit này sẽ tác động đến hệ tiêu hóa, giúp cơ hấp thụ canxi tốt hơn, thúc đẩy sự trao đổi chất. Những điều này cũng giúp cơ thể giảm cân hiệu quả.

Canxi hấp thu từ thức ăn và lượng canxi trong quả sấu được lưu trữ trong các tế bào, tế bào chất béo càng nhiều canxi lưu trữ thì khả năng bị đốt cháy và tiêu hủy càng cao. Các dưỡng chất khác trong quả sấu cũng góp phần giảm cân hiệu quả.

Ai không nên ăn quả sấu

Bài viết của BS Liên Hương - Chuyên khoa Dinh dưỡng đăng tải trên Báo Sức khỏe & Đời sống nêu rõ,, sấu xanh rất chua nên những người mắc bệnh các bệnh lý dạ dày tá tràng nên tránh dùng quả sấu tươi hoặc các đồ uống, món ăn có nhiều sấu. Khi đang đói cũng không nên ăn sấu bởi lượng axit trong sấu sẽ gây sẽ hại dạ dày và cồn cào.

Ngoài ra, trẻ dưới 12 tháng tuổi cũng nên hạn chế sử dụng quả sấu vì hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi tính axit trong sấu.

Nước sấu ngâm đường là thức uống hấp dẫn nhất là khi hè về. Tuy nhiên, việc uống nước sấu ngâm đường cũng nên điều độ. Nếu kéo dài việc uống một lượng nước đường quá nhiều vào cơ thể sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, béo phì, tim mạch... nhất là với những người có bệnh đái tháo đường nên hạn chế uống các loại nước có ngâm đường.

Thanh Thanh(Tổng hợp)

Bài liên quan
Ăn củ ấu có tác dụng gì?
Củ ấu không chỉ là loại dược liệu trong nhiều bài thuốc Đông y mà còn là món ăn vặt với vị ngọt bùi đặc trưng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tác dụng của quả sấu ngâm đường