Tại sao cần cẩn trọng khi ăn măng tươi: Bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng măng an toàn, tránh ngộ độc

BS Nguyễn Quang Hiếu, | 19/07/2023, 13:41
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Măng là loại thực phẩm quen thuộc với người dân Việt Nam nói riêng và các nước châu Á nói chung. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn sao cho đúng, thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc.

Trước đây, khi thời chiến còn thiếu thốn, cố Giáo sư Đỗ Tất Lợi cùng đồng nghiệp đã chiết xuất được chất chlorophil trong lá tre để chống viêm và hạ sốt rất tốt.

Tại sao cần cẩn trọng khi ăn măng tươi: Bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng măng an toàn, tránh ngộ độc - Ảnh 2.

Tại sao cần cẩn trọng khi ăn măng tươi?

Ngoài những lợi ích to lớn như trên, măng cũng chứa những enzym và chất độc gây hại cơ thể. Đặc biệt với người bị bệnh về dạ dày, đường tiêu hoá và những người lớn tuổi mắc bệnh xương khớp cần hạn chế ăn măng tươi. Vì trong măng tươi chứa một lượng nhỏ độc tố taxiphyllin xyanua. Nếu luộc không kĩ và nhiều lần, khi ăn măng sẽ dễ bị đau bụng.

Những người bị viêm dạ dày và viêm ruột khi ăn măng tươi chưa xử lý kĩ sẽ gây ra tình trạng viêm dạ dày nặng. Người bị bệnh đường ruột cũng cảm thấy khó chịu. Những người lớn tuổi sẽ đau nhức xương khớp do chất độc này.

Không chỉ vậy, những người có bệnh bướu giáp cũng cần tránh ăn măng tươi. Bởi trong đó có chứa goitrogen gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi dùng măng tươi, các tế bào tuyến giáp bị ảnh hưởng sẽ làm giảm hoạt động tiết hocmon giáp. Tuy nhiên, nếu cung cấp đủ selenium và iodua thì sẽ không gây ảnh hưởng. Vì vậy để tránh ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp, khi nấu măng nên dùng một lượng nhất định muối iod. Ngoài ra, khi nấu đủ lâu, sẽ làm mất goitrogen và an toàn đối sức khoẻ.

Cách sử dụng măng an toàn

Trong măng tươi chứa một lượng nhỏ độc tố taxiphyllin xyanua. May mắn chất độc này dễ dàng bị phân huỷ bằng phương pháp luộc, phơi khô hoặc ngâm chua măng.

Khi luộc măng cần luộc tới khi nước sôi, sau đó vớt ra và thay nước nhiều lần đến khi nước măng không còn bọt và trong hơn. Làm vậy sẽ thải bớt độc tố trong măng. Sau khi luộc, có thể phơi khô măng để dự trữ. Khi phơi cần nắng to. Nếu không nắng nên sấy bằng lò, tránh măng bị thiu hay lên men nấm mốc. Độc tố Aflatoxin do nấm Aspergillus tạo nên là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm và ung thư gan. Ngoài ra trong quá trình bảo quản, nếu không đủ khô ráo, cũng sinh ra loại độc tố này.

Vì vậy măng cần được làm khô, hút chân không bảo quản hoặc để nơi khô ráo. Nhiều người khi phơi măng do không có máy sấy, sợ bị mốc nên đã dùng các loại thuốc chống mốc thường chứa lưu huỳnh. Dù chất này giúp măng có màu vàng đẹp mắt nhưng lượng lưu huỳnh tồn đọng sẽ gây độc cho cơ thể.

Theo Tổ quốc
https://toquoc.vn/tai-sao-can-can-trong-khi-an-mang-tuoi-bac-si-huong-dan-cach-su-dung-mang-an-toan-tranh-ngo-doc-20230719081947581.htm
Copy Link
https://toquoc.vn/tai-sao-can-can-trong-khi-an-mang-tuoi-bac-si-huong-dan-cach-su-dung-mang-an-toan-tranh-ngo-doc-20230719081947581.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tại sao cần cẩn trọng khi ăn măng tươi: Bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng măng an toàn, tránh ngộ độc