Tận dụng việc học tại nhà do Covid-19, dạy con tính kiên nhẫn

Toàn Thắng | 26/02/2022, 09:29
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Các gia đình trên toàn thế giới đang trải qua sự căng thẳng và lo lắng ngày càng gia tăng. Khi tất cả chúng ta thực hành giãn cách xã hội, thói quen hàng ngày của chúng ta đã bị gián đoạn.

Cha mẹ dạy con kiên nhẫn (hình minh họa)Cha mẹ dạy con kiên nhẫn (hình minh họa)

Đương nhiên, đây là điều gây căng thẳng, tuy nhiên, nếu nhìn theo một cách khác thì ít nhiều nó cũng tạo ra cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại cuộc sống với những hành vi tương ứng. Kiên nhẫn, đó là một trong cách mà các bậc phụ huynh có thể nhân cơ hội này dạy cho con trẻ. Sau đây là một vài gợi ý;

Sự cần thiết của kiên nhẫn

Trẻ em — đặc biệt là trẻ nhỏ — ban đầu có thể nản lòng khi việc học tạm dừng. Sự kiên nhẫn của bạn trong việc giảng dảy cho con sẽ giúp chúng cảm thấy tự tin hơn và dễ dàng hơn khi đối mặt với sự thật. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, việc học cách dừng lại, kiên nhẫn đòi hỏi sự luyện tập và hỗ trợ của người lớn, giống như học chơi nhạc cụ hoặc đi xe đạp. Cần tạm dừng để có thể lấy lại hơi thở.

Hãy lưu ý rằng trẻ có thể dễ dàng bỏ cuộc hoặc đưa ra những tuyên bố tiêu cực như "Thật là nhàm chán!" "Tại sao con phải chịu ở nhà?" hoặc "Thật ngớ ngẩn khi cứ phải ở nhà!" Nếu con bạn nói những điều như vậy, đừng gạt con đi. Thay vào đó, hãy thừa nhận cảm xúc của con và nói với con rằng việc tạm dừng có vẻ lạ lúc ban đầu, rằng con cần tập trung vào việc học online với kết quả tích cực. Cho phép con bày tỏ cảm xúc nhưng cần kiên nhẫn giảng giải về việc tạm dừng vì đôi khi, cuộc sống cũng cần phải tạm dừng, khuyến khích con dành thời gian để luyện tập và cùng nhau luyện tập.

Thừa nhận sự khác biệt

Một số trẻ em và thanh thiếu niên có thể dễ dàng với việc tạm dừng việc học hoặc cái yếu tốt khác hơn một số người. Trẻ em mắc một số vấn đề lâm sàng như rối loạn tăng động hoặc các vấn đề về kiểm soát xung động, điều hòa cảm xúc, trầm cảm hoặc lo lắng có thể gặp nhiều khó khăn hơn khi thay đổi thói quen thường ngày.

Tuy nhiên, cha mẹ phải cho chúng thấy, rằng Covid-19 xảy ra là điều bất khả kháng, cũng như có một số việc trong cuộc sống này không thể thay đổi (Ví dụ, một người thân bị bệnh và mất đi), vì vậy việc tạm dừng là điều cần xảy ra, ngay cả khi con không mong muốn.

Học cách tạm dừng và thừa nhận được điều ấy để không bị nó làm ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc và hành vi tổng thể của con trẻ.

Cần phải làm gì khi học học online

Bất cứ lúc nào cũng có thể là thời điểm tạm dừng. Khi tưởng rằng Covid lắng xuống, gia đình và nhà trường quyết định các con đi học nhưng rồi diễn biến phức tạp của dịch bệnh, việc học trực tiếp lại phải ngừng. Và điều cần làm là con cần bình tĩnh. Con cần học cách tuân thủ.

Việc học trực tiếp đã là thói quen bao năm qua và khi tạm dừng đến trường, đương nhiên chúng sẽ có cần phải học thói quen mới, dẫu chỉ là tạm thời. Chúng sẽ gặp khó khăn khi học online và cha mẹ đừng vội tỏ ra lo lắng. Có thể con sẽ tỏ vẻ khó chịu, hoặc chúng có thể không xử lý đúng như những gì cha mẹ đang cố gắng dạy bảo.

Cha mẹ cần nhận biết các yếu tố kích hoạt cảm xúc và hành vi ở con bạn. Ví dụ, nếu con bạn gặp khó khăn với bài tập về nhà khi học online thì hãy nhắc con về việc tạm dừng một hoặc hai giờ. Nếu con căng thẳng, hãy khuyến khích con thừa nhận những gì mà bên trong chúng đang cảm thấy.

Bạn có thể nói, “Mẹ biết toán học là khó khăn, ngay cả khi học trực tiếp đã khó và khi học online càng khó hơn nhưng đó là bởi có thể cả cô giáo và con chưa làm quen thôi. Con đừng vội thất vọng” “Toán học có thể là một môn học cần kiên nhân, con hãy dành một chút thời gian tạm dừng để thay đổi tư thế hoặc rửa mặt hoặc ăn một chút bánh".

Một khi con bạn biết cách tạm dừng để lấy năng lượng tích cực, con sẽ dễ dàng áp dụng nó vào những tình huống khó sau này. Như vậy, con sẽ biết cách ứng xử hơn với tình huống không mong muốn.

Con trẻ học hỏi chính từ cha mẹ

Trẻ em và thanh thiếu niên đều chú ý cách người lớn xung quanh đối phó với sự thất vọng, tức giận, khó khăn ra sao trong cuộc sống của họ, cũng như cách họ thể hiện những cảm xúc tích cực như vui vẻ, tình yêu, hài lòng và hòa bình. Chúng học từ người lớn, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cha mẹ và người thân.

Cách bạn xử lý những cảm xúc và tình huống khó khăn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cách trẻ sẽ phản ứng như thế nào khi gặp thử thách của chính chúng. Vì vậy, hãy chia sẻ với con điều gì mà bạn đang gặp khó khăn, hãy cởi mở với chúng ngay cả khi chúng chưa hiểu hết vấn đề. Hãy cho con biết rằng bạn đang tạm dừng để kiểm soát và xử lý tình huống tốt hơn.

Bạn có thể nói, “Mẹ cảm thấy căng thẳng về giao thông ngày nay. Mẹ sẽ tạm dừng đi ô tô và chuyển sang đi bộ tạm thời”. Khi bạn đang trải qua một cảm xúc hoặc tình huống tích cực, hãy cho con biết "Mẹ đã gặp một người bạn tốt và hôm nay mẹ không cần phải làm việc muộn nữa. Mẹ chỉ muốn ôm con và tận hưởng cảm giác này."

Bài liên quan
Cha mẹ thông thái dạy con ghi nhớ 5 nguyên tắc cứu mạng này: Không mất thời gian nhưng có thể "cứu" con vào những thời điểm quan trọng
Để đảm bảo trẻ có thể phản ứng nhanh, chính xác khi gặp nguy hiểm và bảo vệ tính mạng, cha mẹ cần dạy con một số nguyên tắc cơ bản.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tận dụng việc học tại nhà do Covid-19, dạy con tính kiên nhẫn