Tăng tốc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

14/12/2024 15:15

Xây dựng cơ chế ưu đãi đặc biệt cho dự án nhà máy chế tạo chip bán dẫn, tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao, xây dựng trung tâm dữ liệu, triển khai phòng thí nghiệm dùng chung… là những hoạt động tích cực của Việt Nam nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Tăng tốc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn- Ảnh 1.
Trung tá Nguyễn Đạt, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhà máy sản xuất chip đầu tiên tại Việt Nam

Tại phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Trung tá Nguyễn Đạt, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel chia sẻ, năm ngoái Viettel đã làm việc với Nvidia và cam kết sẽ xây dựng, triển khai trung tâm dữ liệu có quy mô lớn nhất của Việt Nam và khu vực.

Dự kiến trong giai đoạn 1 triển khai trung tâm này, Viettel sẽ đầu tư khoảng 100 triệu USD ngay trong năm 2025 để mua thiết bị. Hạ tầng, cơ điện cũng như tổng trạng của trung tâm này đã được Viettel hoàn thành xây dựng trước đó.

Cũng tại phiên họp, theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng,mộttrong nhữngnhiệm vụtrọng tâm triển khai Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn ngay trong năm 2025, đó là Đề ánđầu tưxây dựng nhàmáy chếtạo chip bán dẫnquy mônhỏ, công nghệcao phục vụnhu cầu nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip bán dẫn.

Bộ trưởng đềnghịBộQuốc phòng chỉ đạo Tậpđoàn Viettel xây dựng kếhoạch triển khaiđề án theo tiếnđộ được giao.Đây sẽlànhàmáy sản xuất chipđầu tiên tại Việt Nam vàcủa Việt Nam và làbướcđi chiến lược banđầu rất quan trọng.

Tăng tốc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn- Ảnh 2.
Các đại biểu dự phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Xây cơ chế ưu đãi đặc biệt

Cũng tại phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, ngay trong năm 2025 sẽ xây dựng cơchế ưuđãi, hỗtrợ đầu tư, tài chínhđặc biệtcủa nhànước cho dự án xây dựng nhàmáy chếtạo chip bán dẫn quy mônhỏ, công nghệcao.Đây lànhiệm vụ đểtạo cơchếtriển khai, xây dựng nhàmáy. Các cơchếnày làcơsởhuyđộng nguồn lực trong vàngoài nướcđểthực hiện mục tiêu Việt Nam cónhàmáy chếtạo chípđầu tiên.

Đồng thời, xây dựng nền tảng, công cụdùng chung,đây làmột loại hạtầng cho ngành công nghiệp bán dẫn,phục vụkhởi nghiệp sáng tạo,đào tạo chuyên gia, thiết kế, phát triển chip bán dẫn.

Là đơn vị tích cực tham gia vào hoạt động xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn, bao gồm cả đào tạo về nhân lực và hợp tác quốc tế, nghiên cứu triển khai, Tập đoàn FPT được đánh giá đang làm rất tốt.

Theo đại diện FPT tại phiên họp, ngay trong năm 2024, Tập đoàn đã đẩy mạnh các hoạt động ở mảng này. Hiện tại, FPT đang có khoảng 300 kỹ sư thiết kế làm việc tại 3 quốc gia gồm: Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam, với khoảng 30 khách hàng. Riêng lĩnh vực giáo dục đào tạo, năm 2024, FPT đã tuyển sinh được khoảng 1000 sinh viên đại học.

Thời gian qua, FPT cũng đẩy mạnh hoạt động hợp tác với Nvidia và đã chính thức nhập lô hàng đầu tiên, triển khai tại trung tâm dữ liệu của Nvidia đầu tiên ở Việt Nam.

Đồng thời, FPT cũng mở trung tâm dữ liệu tương tự tại Nhật Bản, Nvidia đã cấp cho FPT quyền để triển khai tại 2 quốc gia này. Trong tương lai, FPT sẽ đẩy mạnh triển khai các trung tâm tương tự tại các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.

Hình ảnh Việt Nam đứng đầu 3 lĩnh vực về bán dẫn

Để hiện thực hoá giấc mơ về ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam, đại diện FPT đề xuất Ban chỉ đạo có chiến lược xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia đứng đầu về 3 lĩnh vực: nguồn nhân lực về bán dẫn đứng số 1 ở khu vực và thế giới; đứng đầu về công nghệ kiểm thử tiên tiến và xây dựng các AI chip.

FPT cũng đề xuất Chính phủ tiếp tục chỉ đạo để tạo môi trường ngoại giao bán dẫn, đồng hành cùng doanh nghiệp như hiện nay.

"Chúng ta đang quan hệ rất tốt với các quốc gia lớn và cần tiếp tục duy trì các mối quan hệ này để tạo các cơ hội liên doanh liên kết với các doanh nghiệp lớn trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn", đại diện FPT cho biết.

Đại diện trường Đại học Phenikaa cũng chia sẻ, năm 2024, Nhà trường đã tuyển sinh khoá đào tạo đầu tiên về đào tạo chuyên ngành chip với 140 sinh viên. Trường cũng đã cử 16 học viên xuất sắc nhất ra nước ngoài đào tạo và đã có kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng, phòng nghiên cứu, giáo trình cho sinh viên… nhằm tiếp tục tăng chỉ tiêu tuyển sinh trong các năm tiếp theo.

Tăng tốc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn- Ảnh 3.
TS Huỳnh Đăng Chính, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đẩy mạnh hợp tác cơ sở giáo dục với doanh nghiệp

Là đơn vị đã đào tạo nhiều kỹ sư chuyên ngành và liên ngành cho công nghệ bán dẫn từ nhiều năm trước, TS Huỳnh Đăng Chính, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ, xác định được thách thức hiện nay đối với lĩnh vực bán dẫn là công nghệ thay đổi rất nhanh, sản xuất tự động hoá cao, vì vậy yêu cầu về nhân lực chất lượng và trình độ cao là quan trọng nhất bên cạnh yêu cầu về số lượng.

Để làm được việc này, Đại học Bách Khoa rất cần cơ chế chính sách để nhanh hỗ trợ các trường kỹ thuật, các viện nghiên cứu tổ chức thực hiện hiệu quả đào tạo nhân lực và nghiên cứu trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Đại học Bách Khoa Hà Nội chia sẻ 2 điểm, thứ nhất, dưới sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, để triển khai các Quyết định số1018/QĐ-TTgvà Quyết định số1017/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ, các chương trình đào tạo về bán dẫn được truyền thông đến sinh viên tài năng bao gồm: kỹ sư chuyên sâu đặc thù và kỹ sư liên ngành.

Với năng lực đào tạo nguồn nhân lực của Đại học Bách Khoa Hà Nội trong nhiều năm qua, thì Đề án phòng thí nghiệm cơ sở đào tạo bán dẫn có năng lực đào tạo được trên 10% số kỹ sư chất lượng cao trong Đề án của Chính phủ và với các phòng thí nghiệm hiện có thì có thể đến 20 %.

Trong số những kỹ sư này, có 20% kỹ sư thiết kế chip, 20% về AI, 30% về đóng gói, kiểm thử, còn lại là cho sản xuất. Cùng với chương trình đào tạo cho sinh viên thì đội ngũ giảng viên, tiến sĩ cũng được Đại học Bách Khoa Hà Nội tăng cường đào tạo bổ sung khoảng 200 người với các cơ sở nước ngoài.

Đại diện Đại học Bách Khoa Hà Nội đề nghị cần triển khai nhanh phòng thí nghiệm cơ sở và phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung theo kế hoạch để đồng bộ với chương trình đào tạo, sinh viên, giảng viên và nhu cầu công nghiệp.

Thứ hai, đại diện Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng cho rằng, việc hợp tác đối với các doanh nghiệp, thúc đẩy nghiên cứu phát triển cũng cần phải đẩy mạnh. Ví dụ phòng thí nghiệm dùng chung giữa các doanh nghiệp và cơ sở nghiên cứu đào tạo cần được ưu tiên về thủ tục trang thiết bị nhập khẩu và cơ chế hoạt động; hỗ trợ nhanh thủ tục nhận kinh phí nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng từ các Quỹ Quốc tế.

Đồng thời, lập trung tâm BK SmarTech tại NIC để nhanh triển khai các lĩnh vực AI, bán dẫn, hệ thống thông minh và phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung. Đặc biệt, trong thời gian qua, Nhà trường cũng đã tham gia hợp tác với Nvidia trong phát triển đội ngũ giảng viên Ambassador Nvidia về AI và deep learning, giúp tăng nhanh đào tạo và ứng dụng AI trong công nghiệp và xã hội.

Hiền Minh


Theo baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/tang-toc-phat-trien-nganh-cong-nghiep-ban-dan-102241214143815171.htm
Copy Link
https://baochinhphu.vn/tang-toc-phat-trien-nganh-cong-nghiep-ban-dan-102241214143815171.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng tốc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn