Tăng trải nghiệm để giảm áp lực cho học sinh cuối cấp

Ngô Chuyên | 20/09/2022, 06:31
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Với học sinh cuối cấp, nhiều trường đặc biệt chú trọng đến việc giảm áp lực học tập qua hoạt động trải nghiệm.

Tăng hoạt động trải nghiệm để giảm áp lực  ảnh 1
Học sinh Trường THCS Nhật Tân (Hà Nội) tham gia hội nghị tư vấn chọn trường và hướng nghiệp cho lớp 9. Ảnh: NT

Giải đáp mọi thắc mắc

Không chỉ học sinh lớp 9, trò lớp 12 hiện cũng đã bắt đầu “cuộc đua” cuối cấp. Phạm Hồng Khánh - học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm (Hà Nội) cho biết: “Để có một tấm vé vào trường đại học mình mong muốn, ngoài sử dụng điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả học bạ để xét tuyển, em còn tập trung luyện tiếng Anh để thi IELTS”.

Theo Khánh, khi sở hữu chứng chỉ IELTS, cơ hội vào các trường đại học tốp đầu cao hơn. Mặc dù ngay khi vào trường THPT, Khánh đã có kế hoạch và mục tiêu học tập cho bản thân. Nhờ đó, hai năm lớp 10 và 11, em đều đạt học sinh giỏi, “thế nhưng bước vào lớp 12 em vẫn rất lo lắng, áp lực”, Khánh nói.

Tại Trường THPT Văn Giang (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), ngay sau khi nghỉ hè, Ban giám hiệu đã phối hợp với tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch học tập cho học sinh cuối cấp. “Ngoài chú trọng giảng dạy kiến thức, trường còn lồng ghép thêm hoạt động hướng nghiệp, định hướng chọn trường, nghề cho học sinh. Chúng tôi nghiên cứu xu hướng nghề nghiệp, nhu cầu của xã hội hiện nay để từ đó có định hướng tư vấn cho các em”, cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Hồng Ngân thông tin và chia sẻ:

Phụ huynh có xu hướng cho trò cuối cấp đi học thêm nhiều nơi để bổ sung kiến thức phục vụ cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển đại học. Điều này khiến các em không có thời gian nghỉ ngơi, quá tải trong học tập ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, nhà trường phải làm công tác tư tưởng cho phụ huynh, để làm sao giúp học sinh cân bằng giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi không bị áp lực nhưng không được lơ là.

Bên cạnh đó, ban giám hiệu cũng yêu cầu mỗi giáo viên, tổ chuyên môn phải đảm bảo được kiến thức cơ bản cho học sinh để tham gia các kỳ thi. Sắp xếp thời gian giữa các môn học làm sao học sinh ôn luyện cuối cấp nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe, nghỉ ngơi khoa học và được tham gia các hoạt động ngoại khóa, vui chơi.

Cùng với tổ chuyên môn, tổ tư vấn tâm lý, tư vấn nghề nghiệp cũng làm việc “hết công suất” để giải đáp những vấn đề tâm lý, hướng nghiệp mà học sinh thắc mắc. Các câu lạc bộ, hoạt động đoàn cũng xây dựng kế hoạch phù hợp từng đối tượng. Với học sinh cuối cấp chú trọng vào việc sinh hoạt chuyên đề, nhóm liên quan đến nghề nghiệp các em lựa chọn, tăng trao đổi để có thêm kiến thức, kỹ năng hay học hỏi phương pháp học hay, xây dựng tình bạn đẹp… “Chúng tôi khuyến khích mỗi giáo viên chủ nhiệm là một tư vấn viên. Giáo viên bô môn là chuyên gia về kỹ năng sống hỗ trợ cho học sinh”, cô Ngân cho biết thêm.

“Hằng năm, Trường THPT Văn Giang đều mời các chuyên gia, cựu học sinh đã thành công tham gia các hoạt động hướng nghiệp do trường tổ chức. Các chuyên gia, cựu học sinh sẽ đưa ra những tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm nhằm tạo động lực cho các em phấn đấu, vươn lên theo đuổi ước mơ của bản thân”, cô Nguyễn Thị Hồng Ngân – Hiệu trưởng Trường THPT Văn Giang chia sẻ.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/tang-hoat-dong-trai-nghiem-de-giam-ap-luc-post608505.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/tang-hoat-dong-trai-nghiem-de-giam-ap-luc-post608505.html
Bài liên quan
Hà Nội xem xét cho học sinh đầu cấp, cuối cấp tới trường
Sở GD&ĐT Hà Nội mới đây thông báo, các trường tiếp tục dạy trực tuyến nhưng cũng chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất sẵn sàng cho học sinh quay lại trường học khi điều kiện cho phép. Đã có kịch bản cho học sinh đầu cấp, cuối cấp tới trường.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng trải nghiệm để giảm áp lực cho học sinh cuối cấp