Bạn sẽ hay thấy số 6 xuất hiện trên các hộp đựng, ví dụ như khay đựng trứng, đĩa nhựa, hộp đựng thức ăn dùng một lần. Ngoài ra, PS/PS-E cũng hay xuất hiện trên bao bì đựng thực phẩm, mũ bảo hiểm.
Đây không phải là loại nhựa an toàn để tái sử dụng, thậm chí chúng có thể thải ra chất độc hại khi gặp nhiệt độ cao. Một số vấn đề sức khỏe nguy hại gặp có thể kể đến như ung thư, bệnh liên quan đến hệ thần kinh.
Những chai nước lớn, chai đựng nước trái cây, chai đựng nước sốt cà chua, mắt kính, DVD, đĩa Blu-ray, nhiều vật dụng nhà cửa, xe hơi và thậm chí cả bình sữa cho trẻ nhỏ thường sẽ có số 7 ở dưới đáy chai.
Đây là loại nhựa hoặc hỗn hợp nhựa không thuộc các dạng trên. Nhưng loại nhựa xếp vào số 7 này không nên sử dụng dưới dạng tái chế. Chúng có thể có chứa BPA, một hợp chất hóa học có hại cho sức khỏe.
Những mối quan tâm về BPA
Giống như các đồ dùng bằng Melamine, đồ dùng bằng nhựa mang đến mối quan tâm đặc biệt về việc các hình thức sử dụng hàng ngày có thể khiến các thành phần trong nhựa rò rỉ và ngấm vào thực phẩm. Một số chất phụ gia còn có thể gây những ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe.
Một trong những chất hóa học được quan tâm nhất là Bisphenol-A – được viết tắt là BPA và nhóm chất Phthalates, khi cả 2 được dùng để tăng tính linh hoạt và độ bền của nhựa. Theo các nghiên cứu, 2 chất hóa học này, đặc biệt là BPA có thể gây rối loạn nội tiết tố của cơ thể, kéo theo các vấn đề nghiêm trọng như béo phì, đái tháo đường hay nguy hại cho hệ thống sinh sản.
Trong lịch sử, BPA được tìm thấy trong nhựa Polycarbonate (PC) và được sử dụng rộng rãi từ những năm 1960 để làm hộp đựng thực phẩm, ly nước hay bình sữa trẻ em. BPA trong nhựa có thể rò rỉ vào thực phẩm theo thời gian khi tiếp xúc với nhiệt cao, chẳng hạn như quay trong lò vi sóng.
Hiện nay, các nhà sản xuất đã chuyển đổi sử dụng nhựa PC sang nhựa PP – nhựa không chứa BPA trong sản xuất đồ gia dụng. Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấm sử dụng hoàn toàn các đồ dùng làm tự nhựa có chứa BPA trong bao bì sữa, bình sữa hay các đồ dùng cho trẻ em.
Một điều lưu ý là các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả nhựa không chứa BPA (ký hiệu No-BPA hoặc BPA Free) thì chúng cũng có thể giải phóng các chất hóa học độc hại khác như Phthalates hoặc các chất thay thế BPA như Bisphenol-S và F (BPS và BPF) vào thực phẩm khi sử dụng trong lò vi sóng. Do vậy, đối với các sản phẩm từ nhựa, bạn không nên sử dụng chúng trong lò vi sóng trừ khi chúng được gắn nhãn là có thể sử dụng trong lò vi sóng. Thay vào đó, đồ gốm sứ sẽ an toàn hơn rất nhiều.
Những phương án thay thế đồ nhựa
Ngoài lò vi sóng, một số hình thức khác cũng có thể gây rò rỉ BPA trong quá trình sử dụng. Một số hành động gây tình trạng ăn mòn – rửa trôi hóa chất có trong nhựa có thể gây tình trạng rò rỉ như dùng đồ nhựa đựng thực phẩm quá nóng hay cọ rửa bằng vật liệu mài mòn gây xước… Theo các chuyên gia, bạn nên thay thế và sử dụng các sản phẩm nhựa không chứa BPA như nhựa PP hoặc tốt nhất, bạn hãy sử dụng các sản phẩm thay thế đồ nhựa. Phương án an toàn, bền đẹp và có thể sử dụng được trong lò vi sóng là các vật dụng làm từ gốm sứ, thủy tinh. Một số vật dụng khác bằng nhựa như bát đĩa, thìa hay muôi hoàn toàn có thể thay thế bằng vật liệu từ gỗ, tre…
Tổng kết
Nhựa là vật liệu tổng hợp mang nhiều đặc tính nổi bật và tiện dụng, được dùng trong rất nhiều mục đích khác nhau trong đời sống. Tuy nhiên, nhựa có thể mang đến các mối nguy hại nếu chúng ta không biết cách sử dụng hợp lý. Xu hướng xã hội hiện nay đang dần thay thế các sản phẩm từ nhựa bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm tránh tình trạng thải quá nhiều rác thải nhựa. Nếu bạn sử dụng các sản phẩm từ nhựa, hãy đọc kỹ cách sử dụng và tái chế hợp lý để giảm thiểu những tác hại mà chúng có thể gây ra cho bản thân và môi trường.
Tham khảo thêm thông tin tại: 12 loại hóa chất gây ung thư chúng ta vẫn đang vô tư tiếp xúc hằng ngày
Viện y học ứng dụng Việt Nam
Theo Tổng hợp