Với tiềm năng biệt hóa cộng với những đặc tính sinh học mà các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu phát hiện, tế bào gốc mang lại những hy vọng lớn trong y học tái tạo, làm lành vết thương, sửa chữa các mô, cơ quan hỏng... Không chỉ mang lại ý nghĩa to lớn cho việc ngăn ngừa và giảm tác động từ việc lão hóa, tế bào gốc còn mang lại nhiều hơn thế đối với các bệnh nan y khó chữa.
Ông Phan Dũng (70 tuổi, Việt kiều Mỹ) đã tìm lại niềm vui cuộc sống và giã từ chiếc xe lăn sau khi áp dụng điều trị nghiên cứu bằng tế bào gốc. Được biết lần đầu tiên khi truyền tế bào gốc ông đang bị thoái hóa khớp gối giai đoạn 3. Ở giai đoạn này, lớp sụn khớp đã bị tổn thương nhiều, gai xương xuất hiện làm khớp bị biến dạng gây ảnh hưởng đến vận động của ông. Sau 2 tháng, cơn đau thoái hóa khớp giảm dần và không còn khiến ông cảm thấy khó chịu như trước nữa. Sau đó từ Mỹ vượt hơn 14.000 cây số, ông quyết định về Việt Nam với mong muốn điều trị dứt điểm.
Ngoài việc được tái tạo sụn khớp, giảm bớt cơn đau, bệnh nhân còn cảm thấy mình ngủ ngon hơn, tinh thần sảng khoái vì không còn lo lắng, muộn phiền bủa vây. Đánh giá về hiệu quả của lần tiêm tế bào gốc thứ nhất, chú cảm thấy chân mình đã lành được 40%.
Sau khi điều trị truyền tế bào gốc ông Dũng đã tự đứng và đi lại được
Gặp bà Lê Thị Minh tại bệnh viện Quốc tế DNA, bà cho biết: Trong những năm gần đây tình trạng sức khỏe của bà bị giảm sút nghiêm trọng và gặp nhiều vấn đề do thoái hoá đốt cột sống gây ra. Bà bước qua tuổi 65 với 4 đốt cột sống bị thoái hoá từ L2 đến L5 khiến bà không thể tự vận động được và chỉ nằm được một chỗ. Ngoài ra bà còn bị gan nhiễm mỡ độ 3, hẹp động mạch vành, động mạch chủ hở 3/4. Bà chia sẻ trước đây nói chuyện khó khăn, thều thào. Bà tiếp cận với các liệu pháp Tế bào gốc chỉ 2 năm nhưng sức khỏe đã được cải thiện đáng kể và có hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn nhờ giảm các cơn đau đến từ cột sống. Giải thích về điều kỳ diệu này, các nghiên cứu chỉ ra rằng 90% bệnh nhân ghép tế bào gốc chữa thoái hóa khớp đã có những cải thiện khả năng đi lại và giảm đau ở các mức độ.
Theo số liệu từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, từ ca ghép tế bào gốc đầu tiên đến nay, đã thực hiện thành công 107 ca ghép; trong đó có 66 trường hợp ghép tự thân và 41 trường hợp ghép đồng loại, với tỷ lệ thành công từ 70 đến 80%.
Ngoài ra, những lĩnh vực ứng dụng mới của tế bào gốc và tế bào gốc tạo máu còn đang được nghiên cứu như miễn dịch chống ung thư, điều trị các bệnh nội khoa mãn tính ngoài hệ tạo máu như đái tháo đường, tim mạch, cơ xương khớp, nhãn khoa...