3. Tăng nguy cơ sỏi thận
Các loại nước trái cây đóng chai có thể chứa hàm lượng nhất định oxalate. Một số loại trà như trà đen cũng có tỷ lệ cao thành phần này.
Như đã biết, canxi oxalate là thành phần chính - chiếm 50 - 80% các loại sỏi hệ tiết niệu thường gặp. Do vậy, việc sử dụng các loại nước này thường xuyên sẽ làm tăng khả năng hình thành sỏi ở những người có cơ địa tạo sỏi.
1. Đồ uống có đường
Lượng đường khuyến nghị thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ là 25 gram đối với nữ và 36 gram đối với nam. Lượng đường ở một số loại nước ngọt có gas thông dụng là từ 39 gram đến 62,4 gram/330ml, vượt quá mức khuyến nghị.
Vì vậy, việc giảm tiêu thụ các đồ uống có đường là một trong những ưu tiên hàng đầu để phòng tránh các bệnh mãn tính, trong đó có bệnh về đường tiết niệu.
2. Cà phê, trà
Mức khuyến cáo hiện nay đối với người khỏe mạnh là không sử dụng quá 3 - 4 cốc cà phê mỗi ngày, tương đương khoảng 400mg caffeine. Một vài nghiên cứu cho thấy một số thành phần trong cà phê có khả năng ức chế tạo sỏi, vì vậy sử dụng cà phê một cách điều độ cũng có thể giúp chúng ta bảo vệ hệ tiết niệu của mình.
3. Các loại thức uống có cồn
Mức khuyến cáo là không quá 1 lon bia trên ngày đối với nữ và ở nam giới là không tiêu thụ quá 2 lon bia trong ngày.
Ngoài ra, để bảo vệ thận, chúng ta cũng nên duy trì những thói quen tốt hàng ngày, đặc biệt là thói quen uống nước đầy đủ. Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của thận, giúp giữ cho chức năng lọc của thận được tối ưu, qua đó góp phần đào thải độc tố ra bên ngoài. Không chỉ vậy, duy trì một lượng nước đầy đủ còn giúp giảm nguy cơ tạo sỏi và nhiễm trùng đường niệu.
Nhu cầu nước của mỗi cá nhân là tùy thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm sức khỏe tổng quát, các bệnh lý kèm theo, cường độ hoạt động và môi trường, thời tiết. Đối với thời tiết nắng nóng hiện nay, chúng ta nên uống từ 2-2,5l nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe hệ tiết niệu.