Mệnh nữ có Thiên Ấn:
Tỷ Kiên là ngang “ta” (là can có cùng hành và cùng dấu với Nhật Can), gọi tắt là Tỷ, đại diện cho tay chân cấp dưới, bạn bè, đồng nghiệp, cùng phe phái, tranh lợi, đoạt tài, khắc vợ, khắc cha… Nữ đại diện cho tình chị em, nam đại biểu cho tình anh em.
Công năng của Tỷ Kiên có thể giúp Thân khi Thân nhược, cũng như tài nhiều (của cải nhiều) nhờ ngang vai giúp Thân để khỏi mất của. Nhưng Thân vượng lại có Tỷ nhiều mà không bị chế ngự là tay chân cấp dưới không hòa thuận, hoặc kết hôn muộn, tính tình thô bạo, cứng nhắc, cố chấp, không hòa hợp với cộng đồng, khắc cha, khắc vợ, làm nhiều mà không gặp tiền của.
Tâm tính của Tỷ là chắc chắn, cương nghị, mạo hiểm, dũng cảm, có chí tiến thủ, nhưng dễ cô độc, ít hòa nhập, thậm chí cô lập, đơn côi. Nói chung khi thân vượng Tỷ được coi là hung thần (vì lúc đó nó tranh đoạt tài với Thân).
Nếu:
Tỷ Kiên ở mệnh nữ:
Kiếp Tài cũng là ngang “ta” (là can hành nhưng khác dấu với Nhật Can), gọi tắt là Kiếp. Nó đại diện cho tay chân cấp dưới, bạn bè, tranh lợi đoạt tài, khắc vợ, khắc cha, lang thang....
Thân vượng mà có nhiều Kiếp cũng giống như Tỷ Kiên ở trên. Nữ đại diện cho tình anh em, nam đại diện cho tình chị em....
Công năng của Kiếp cũng giống như của Tỷ. Tâm tính của Kiếp Tài là nhiệt tình, thẳng thắn, ý chí kiên nhẫn, phấn đấu bất khuất, nhưng dễ thiên về mù quáng, thiếu lý trí, thậm chí manh động, liều lĩnh....
Trong tứ trụ nhiều Kiếp Tài, nam thì khắc vợ, vợ nhiều bệnh. Nữ thì mất – tranh chồng hoặc hao tổn tài, khó giàu, anh em không hòa thuận, hay bị phản. Tính tình ngoan cố, không phân biệt phải trái, hay bị người đời chán ghét đối địch.
Kiếp Tài và Thiên Tài cùng một cột thời gian thì không có lợi cho cha, dễ tái hôn. Trong mệnh cục mà hỷ tài nhưng bị Kiếp Tài khắc phá thì dễ bị hao mòn tài sản, không lợi cho vợ. Mệnh hỷ kiếp nếu bị quan đến phá thì chủ về con cái ngỗ ngược hoặc không hay.
Nếu:
Thực Thần là cái mà nhật can sinh ra (cùng dấu với Nhật Can). Đại diện cho phúc thọ, người béo, có lộc. Nữ đại diện cho tình cảm với con gái.
Công năng của Thực Thần làm sinh tài, đối địch với Thất Sát, làm Quan bị tổn thương. Khi gặp Sát thì có thể chế phục làm cho Thân được yên ổn không có tai họa, nên nói chung được xem là cát thần.
Tâm tính của Thực Thần, ôn hòa, rộng rãi với mọi người, hiền lành, thân mật, ra vẻ tốt bề ngoài nhưng trong không thực bụng, thậm chí nhút nhát, giả tạo.
Can chi đều có Thực Thần thì phúc lộc dồi dào, nhưng không thích hợp cho người công chức mà thích hợp với những người làm nghề tự do. Mệnh nữ có Thực Thần là hay khinh rẻ chồng.
Thực và Sát cùng một trụ là người có dịp nắm quyền binh nhưng dễ bị vất vả, lao khổ, tai ách và ít con. Can có Thực Thần, chi có Tỷ Kiên là chủ về người có thân thích, bạn hữu hoặc tay chân giúp đỡ.
Can là Thực Thần, chi là Kiếp Tài là chủ về người phúc đức giàu có, khi gặp điều xấu vẫn có lợi.
Nếu:
Mệnh nữ có Thực Thần:
Thương Quan cũng là cái nhật can sinh ra (nhưng khác dấu với Nhật Can), đại diện cho bị mất chức, bỏ học, thôi việc, mất quyền, mất ngôi, không trúng tuyển, không thi đỗ, không lợi cho người nhà và chồng. Nữ đại diện cho tình cảm với con trai.
Công năng của Thương Quan là sinh tài, đối địch với Thất Sát, làm thương tổn Quan, sợ nhất là “Thương Quan gặp quan là họa trăm đường ập đến”. Nói chung Thương Quan được xem là hung thần, nhất là khi Thân nhược.
Tâm tính của Thương Quan là thông minh, hoạt bát, tài hoa dồi dào, hiếu thắng, nhưng dễ tùy tiện, thiếu sự kiềm chế ràng buộc, thậm chí tự do vô chính phủ...
Người Thương Quan lộ rõ (lộ và vượng) tâm tính thanh cao hiên ngang, dám chửi mắng cả quỷ thần. Nhật Can vượng thì lại càng hung hăng hơn, loại người này tính xấu. Những người bề trên cũng không dám đụng đến nó, kẻ tiểu nhân thì càng sợ mà lánh cho xa.
Nhưng Thương Quan vượng mà Thân nhược thì tính tình vẫn là Thương Quan, chỉ có điều không ghê gớm đến như thế. Thương Quan trong tứ trụ nếu có Thân vượng thì nó là hỷ dụng thần khi hành đến vận tài phú quý tự nhiên đến.
Chính Tài là cái bị Thân khắc (có dấu khác với Nhật Can) là cái nuôi sống “ta”, đại diện cho tài lộc, sản nghiệp, tài vận, tiền lương. Còn đại diện cho vợ cả (với nam).
Công năng của Chính Tài là sinh quan và sát, áp chế kiêu thần, làm hại Chính Ấn. Nói chung Chính Tài được coi là cát thần.
Tâm tính của Chính Tài là cần cù, tiết kiệm, chắc chắn, thật thà, nhưng dễ thiên về cẩu thả, thiếu tính tiến thủ, thậm chí trở thành nhu nhược, không có tài năng...
Người Thân vượng, tài vượng là bậc phú ông trong thiên hạ, nếu có cả Chính Quan là phú quý song toàn, nam thì được vợ hiền nội trợ tốt. Ngược lại người Thân nhược mà tài vượng thì không những nghèo mà cầu tài rất khó khăn, trong nhà vợ nắm quyền hành.
Tài nhiều thường không lợi cho đường học hành, là người dốt nát. Địa chi tàng tài là tài phong phú, tài thấu ra là người khảng khái.
Tài có kho (ví dụ: nếu Ất là tài thì kho là Dần và Mão hay tàng trong các chi Thổ) khi gặp xung tất sẽ phát tài (như tài là Ất, Mậu hay Quý tàng trong Thìn khi gặp Tuất ở tuế vận xung Thìn).
Thân vượng có Chính Tài còn gặp Thực Thần là được vợ hiền giúp đỡ. Chính Tài và Kiếp Tài cùng xuất hiện trong tứ trụ thì trong cuộc đời dễ gặp phải tiểu nhân nên tài dễ bị tổn thất.
Chính Tài tọa sao:
Nếu:
Mệnh nữ có Chính Tài:
Thiên Tài cũng là cái bị Thân khắc (nhưng cùng dấu với Nhật Can) cũng là cái nuôi sống “ta”., đại diện cho của riêng, trúng thưởng, phát tài nhanh, đánh bạc, tình cảm với cha. Với nam còn đại diện cho tình cảm với vợ lẽ.
Công năng của Thiên Tài: sinh quan sát, áp chế kiêu thần, làm hại Chính Ấn. Nói chung Thiên Tài được coi là cát thần.
Tâm tính của Thiên Tài là khảng khái, trọng tình cảm, thông minh, nhạy bén, lạc quan, phóng khoáng, nhưng dễ thiên về ba hoa, bề ngoài, thiếu sự kiềm chế, thậm chí là người phù phiếm....
Thiên Tài đại diện cho cha hoặc vợ lẽ, hoặc nguồn của cải bằng nghề phụ. Thân vượng, tài vượng, quan vượng thì danh lợi đều có, phú quý song toàn. Thiên Tài thấu can thì kỵ nhất gặp Tỷ và Kiếp, vì như thế vừa khắc cha lại làm tổn hại vợ (với nam).
Can chi đều có Thiên Tài là người xa quê lập nghiệp trở nên giàu có, tình duyên tốt đẹp, của cải nhiều. Thiên Tài được lệnh (vượng ở tháng sinh) là cha con hoặc thê thiếp hòa thuận, được của nhờ cha hoặc nhờ vợ, cha và vợ đều sống lâu, vinh hiển. Thiên Tài lâm Mộc Dục là người háo sắc phong lưu. Thiên Tài lâm Mộ địa là cha hoặc vợ dễ chết sớm.
Nếu:
Mệnh nữ có Thiên Tài:
Các vị trí sau đây cần thuộc lòng trên bàn tay gồm 3 hàng:
Từ hình minh họa trên ta hiểu và sử dụng như sau:
Hàng chữ trên cùng đọc từ phải qua trái là Kiếp, Thương, Ấn, Tài, Quan. Là Thập Thần, đại diện cho các can xét quan hệ khác dấu với Nhật chủ.
Hàng chữ dưới cùng đọc từ phải qua trái là Tỷ, Thực, Kiêu, Thiên, Sát là Thập thần đại diện cho các can xét quan hệ cùng dấu với Nhật chủ.
Ví dụ 1: Can ngày là Giáp, can Ất có Thập thần đại diện là gì? Ta biết Giáp là dương Mộc, Ất là âm Mộc khác dấu nhau. Giáp và Ất ngang vai, vì ngang vai nên ta dùng chữ TA ở dòng giữa, ngón út. Giáp Ất khác dấu nên từ chữ TA đọc lên vị trí tương ứng của dòng trên là Kiếp (dòng khác dấu) vậy Thập thần đại diện Ất là Kiếp Tài (Kiếp)
Ví dụ 2: Can ngày là Giáp, can Bính có Thập thần đại diện là gì? Giáp là dương Mộc, Bính là dương Hỏa, Mộc sinh Hỏa tức Giáp sinh ra Bính nên nói rằng Bính là Cái mà TA sinh. Ta sinh nằm ở ngón đeo nhẫn dòng giữa (chữ sinh) vì Giáp Bính cùng dấu dương nên đọc tại vị trí tương ứng ở dòng dưới là Thực.
Vậy Thập thần đại diện cho can Bính là Thực Thần (Thực).
Ví dụ 3: Can ngày là Đinh, can Canh có thập thần đại diện là gì?
Đinh là âm Hỏa, Canh là dương Kim, Hỏa khắc kim tức Đinh khắc Canh, ở dòng giữa. Vì Đinh Canh khác dấu nên đọc tại vị trí tương ứng ở dòng trên cùng là Tài.
Sử dụng thành thạo phương pháp này chúng ta sẽ an Thập thần rất nhanh, ít lầm lẫn mà không cần phải tra cứu tài liệu.
Trên đây Lịch ngày TỐT đã giới thiệu chi tiết với bạn đọc các kiến thức về Thập Thần, thông qua đó giúp bạn dễ dàng luận giải vận mệnh và tự mình tính toán can ngày dễ dàng. Cảm ơn bạn đã theo dõi!