Thầy cô vùng khó nối tiếp hành trình 'rút ruột nhả tơ'

22/05/2023, 10:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Để những hy sinh thầm lặng của đồng nghiệp không vô nghĩa, đội ngũ giáo viên cả nước sẽ viết tiếp những trang giáo án còn dang dở.

Khi đến đoạn mỏ đá xã Ngọc Tụ (huyện Đăk Tô) thì va chạm với xe ô tô đi ngược chiều. Do vết thương quá nặng nên cô Hồng được đưa xuống Bệnh viện 211 (TP Pleiku, Gia Lai) cấp cứu và điều trị. Vụ tai nạn khiến cô Y Hồng bị gãy xương đùi, xương hông, xương trán…

“Trước kia, khi còn giảng dạy ở trường cũ, mỗi ngày bản thân phải vượt chặng đường hàng chục km qua đèo Văn Rơi với một bên là núi, phía kia là vực. Sau vụ tai nạn, tôi chuyển vào Trường Tiểu học xã Đăk Tờ Kan giảng dạy.

Đường sá thuận lợi hơn, không phải di chuyển qua đèo nên cũng bớt lo lắng phần nào. Thế nhưng, nỗi ám ảnh sau vụ tai nạn khiến mình chẳng dám chạy xe máy, đành đi nhờ đồng nghiệp. Hiện nay, vết thương đã bình phục, nhưng những hôm trái gió, trở trời thì vẫn đau nhức”, cô Y Hồng bộc bạch.

Cũng trên chặng đường trở lại trường, thầy Trần An Ninh, Trường PTDTBT Tiểu học - THCS xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei, Kon Tum) gặp tai nạn, khiến con mắt phải chẳng thể nhìn thấy.

Ngược dòng thời gian, thầy Ninh nhớ, năm 2005, sau khi tốt nghiệp Đại học Đà Nẵng, được một người bạn tại Kon Tum rủ lên huyện Đăk Glei công tác. Lúc bấy giờ, thầy Ninh bắt xe khách từ Đà Nẵng lên Kon Tum. Sau đó, lại tiếp tục vượt hơn 120km từ TP Kon Tum lên huyện Đăk Glei.

Dù chặng đường chỉ hơn 100 cây số nhưng thầy đi từ sáng sớm đến tối mịt mới tới nơi. Nhận nhiệm vụ giảng dạy tại xã biên giới Đăk Man, muốn vào các điểm trường, thầy Ninh phải lội bộ hàng chục cây số. Bởi ngày mưa đường sình lầy, những con dốc cao cứ trơn tuột.

Sau 8 năm công tác tại xã biên giới Đăk Man, thầy Ninh được chuyển về Trường PTDTBT Tiểu học - THCS xã Mường Hoong. Năm 2006 trong một lần trên đường trở về trường thầy bị ngã xe. Vụ tai nạn đã cướp đi con mắt phải của thầy. Sau biến cố, thầy Ninh suy sụp, sống thu mình lại. Những ngày cuối tuần, khi giáo viên trong trường về thăm gia đình, thầy lại tìm đến các thôn làng xa xôi để trò chuyện, tâm sự cùng phụ huynh, học sinh để thêm hiểu và gắn bó với người dân.

Thầy cô vùng khó nối tiếp hành trình 'rút ruột nhả tơ' ảnh 2

Một buổi lên trường của giáo viên cắm bản ở Sơn La. Ảnh: Quàng Văn Thật

Mong hành trình bớt gập ghềnh

Ngay sau khi sự việc không may xảy ra, Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang đã kịp thời chỉ đạo, phối hợp với Phòng GD&ĐT huyện Yên Minh quan tâm và hỗ trợ gia đình lo tang lễ cho cô Mai Thị Yến, thăm hỏi động viên tới thầy Nguyễn Đại Đình Nam và hỗ trợ gia đình 50 triệu đồng từ Quỹ Khuyến học – khuyến tài tỉnh.

Theo ông Nguyễn Thế Bình, Giám đốc Sở GD&ĐT, Hà Giang là tỉnh có số lượng trường, điểm trường lớn, địa hình đi lại khó khăn. Các thầy cô luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình công tác, thực hiện nhiệm vụ. Chính vì thế, sở mong các cấp, ngành quan tâm hơn nữa tới vùng khó; có chính sách hỗ trợ đối với thầy, cô giáo ở các trường, điểm trường Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Giang cũng đề nghị cần kiên cố hóa nhà công vụ để giải quyết những khó khăn về nơi ở, phục vụ cho giáo viên yên tâm công tác. Đặc biệt đối với những huyện vùng cao như Yên Minh quanh năm sương mù, mùa Hè khô cạn, các thầy cô phải đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và giảng dạy.

Viết tiếp những trang giáo án của đồng nghiệp đã khuất trên hành trình gieo mầm, cô Ly Thị Chu cũng mong sẽ nhận được sự quan tâm hơn nữa của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương; chung sức đồng lòng của người dân để con đường đến trường bớt khó khăn, giáo viên cắm bản yên tâm công tác.

Còn cô Y Hồng chẳng mong ước gì cho bản thân, chỉ hy vọng sẽ có nhiều hơn chính sách quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên cắm bản, giảng dạy ở vùng khó khăn. Đặc biệt, cô ước mong những con đường gập ghềnh sỏi đá, hay đoạn núi đồi hiểm trở… sẽ được sửa chữa lại để giáo viên vững tay lái trong quá trình gieo chữ.

“Nghe chuyện không may của cô Mai Thị Yến, tôi rất buồn. Bản thân được chuyển về điểm trường Nộc Cốc 2, chỉ cách nhà 9 km, việc đi lại thuận lợi hơn nên chỉ mong sao ở mỗi điểm bản lẻ xa xôi có con đường đi tử tế, để những thầy trò đến trường được an toàn. Với giáo viên cắm bản, chúng em cũng chỉ muốn vậy!”, cô Lò Thị Phượng bộc bạch.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/thay-co-vung-kho-noi-tiep-hanh-trinh-rut-ruot-nha-to-post638690.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/thay-co-vung-kho-noi-tiep-hanh-trinh-rut-ruot-nha-to-post638690.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thầy cô vùng khó nối tiếp hành trình 'rút ruột nhả tơ'