Trước khi tìm ra sở thích của bản thân trẻ, hãy lựa chọn một vài cuốn sách mà cha mẹ thích đọc thời còn nhỏ và vài cuốn sách mới có thể hấp dẫn, kích thích trí tưởng tượng của trẻ.
Phần lớn, trẻ cũng thấy hứng thú với sách của cha mẹ. Hãy tới thư viện và tìm kiếm những tác phẩm văn học mà một số trẻ em yêu thích.
Luyện thành thói quen
Muốn trẻ luyện được thói quen đọc sách, mỗi ngày cha mẹ cần dành khoảng 15-20 phút thời gian cố định để cùng trẻ đọc sách. Hay nói cách khác, cần dành đủ thời gian cho độc giả nhí ngồi yên, tập trung tinh thần thì mới có thể hưởng thụ thú vui đọc sách.
Lấy mình làm gương
Khi cha mẹ đọc sách, con cái sẽ quan sát cha mẹ. Nếu cha mẹ tỏ ra không thích lắm thì trẻ sẽ tưởng rằng việc đọc sách chẳng có gì thú vị cả. Thế nên, cho dù cha mẹ có mệt mỏi đến đâu, cũng chớ có uể oái, rã rời.
Nên chuyên tâm đọc, phát huy tính kiên nhẫn của mình. Nếu như cha mẹ tỏ ra mệt mỏi, chán chường thì cũng đừng mong con mình sẽ thấy hứng thú với việc đọc.
Thay phiên nhau đọc diễn cảm
Trẻ lớn rồi, hãy khuyến khích trẻ đọc – lý tưởng nhất là đọc phối hợp với nét mặt phong phú. “Đọc diễn cảm” có thể là cha mẹ lật sách, vừa yêu cầu con cái kể cho mình nghe một câu chuyện trong sách.
Cố gắng mượn nhiều sách hoặc mua sách.
Hãy để trẻ luyên thói quen đi thư viện mượn sách, cha mẹ đem hết sách trong nhà xếp đầy lên giá sách. Mỗi lần sinh nhật trẻ và ngày nghỉ đều đưa trẻ một cuốn sách. Khuyến khích các bạn thân của trẻ cũng làm như vậy.
Khi ra ngoài mua sách, nếu trẻ đòi cha mẹ mua đồ cho, hãy mua cho nó một cuốn sách. Sách thì tiện ích hơn đồ chơi mà cũng là một sự đầu tư tốt đẹp hơn cho việc học tập của trẻ.
Tuy nhiên, cưỡng chế, ép buộc trẻ đọc sách cũng không phải là biên pháp có thể giải quyết được vấn đề. Không những thế, cha mẹ nóng vội còn có thể làm tổn hại tới hứng thú đọc sách của trẻ.
Rất hiếm trẻ em không thích xem truyền hình. Nhưng yếu tố gây nhiễu, ảnh hưởng việc học tập của trẻ lại không phải là truyền hình mà chủ yếu là cách các cha mẹ giáo dục con cái có thực sự hiệu quả không./.