Chương mới của làng rèn...
Thời kỳ huy hoàng của làng Minh Khánh có đến hơn 150 hộ làm nghề rèn. Những sản phẩm rèn của làng nổi tiếng khắp gần xa vì độ sắc bén và bền chắc. Theo người làng, đây chính bí quyết gia truyền được truyền nối qua nhiều thế hệ.
Để cho ra thành phẩm từ thanh sắt, thép thô, cần trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi rất nhiều công sức. "Bí quyết quan trọng nhất là “nước tôi”, tức là lúc cho sản phẩm qua lửa lần cuối rồi nhúng vào nước lạnh", ông Đô cho hay.
Nước tôi già hay non ảnh hưởng đến độ sắc của dụng cụ. Ưu điểm của sản phầm rèn Minh Khánh chính là dù sau thời gian sử dụng, dụng cụ bị mài mòn thì vẫn có thể đem đến lò rèn sửa chữa lại.
Quãng thời gian làng nghề đi xuống nhất là sau năm 2000, khi sản phẩm của làng rèn gặp sự cạnh tranh lớn từ đối thủ là những sản phẩm công nghiệp đa dạng mẫu mã đang dần chiếm lĩnh thị trường.
Theo những người thợ làng Minh Khánh, hiện nay người dùng trở lại với sản phẩm rèn thủ công ngày một nhiều. Lý do là sản phẩm của làng nghề thua bởi mẫu mã và giá cả, nhưng về độ sắc và bền thì "ăn đứt".
Người làng rèn hy vọng nghề của cha ông sẽ tiếp tục được lưu truyền. |
Ông Nguyễn Tòng (65 tuổi) cho biết, mỗi một sản phẩm rèn ở Minh Khánh khi làm ra đều được người thợ rèn dành vào đó rất nhiều tâm huyết. Chất lượng sản phẩm nói lên tất cả nên được khách hàng ưa chuộng.
Các lò rèn ở làng không sử dụng bảng hiệu mà người thợ khắc tên lên sản phẩm mình làm ra. Xưa thì gươm, đao, giáo, sau này là nông cụ cầm tay như dao, rựa, liềm, cuốc, xẻng... Đó là sự khác biệt với những nơi khác.
Ngày nay, người thợ rèn đã phần vất vả hơn cha ông mình, khi những công việc nặng nhọc như tiện, cắt, dập, mài... đã có máy móc hỗ trợ. Cũng nhờ đó mà sản phẩm làm ra nhanh và nhiều hơn.
Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay, làng rèn Tịnh Minh được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam chứng nhận nhãn hiệu tập thể và UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP 3 sao. Người Minh Khánh xem đây là cơ hội, động lực to lớn để những lò rèn luôn đỏ lửa...