Phần từ vựng: Phần này các em nên luyện bài reading (đọc) thật nhiều vì đa số từ vựng đều nằm trong đó là chủ yếu. Cần trang bị cho chính bản thân mình một kho tàng từ vựng, không chỉ dành cho bài thi mà còn áp dụng vào đời sống sau này.
Chức năng giao tiếp: Đây là phần kiến thức khá quen thuộc và đơn giản nên nếu học sinh ôn tập tốt theo hướng dẫn của giáo viên sẽ dễ “ăn điểm”.
Tìm câu đồng nghĩa: Dạng bài này là để vận dụng tất cả những kiến thức đã học từ trước tới giờ vào trong 1 câu không mấy đơn giản. Vì thế, học sinh phải rèn nhiều để thuần thục.
Nối câu: Dạng câu này dựa vào điều kiện giả định và đảo ngữ để nối câu. Ôn tập kĩ, chỉ cần đọc kĩ là có thể làm được.
Tìm lỗi: Thông thường các đề thi những năm qua luôn luôn cho 2 câu lỗi sai ngữ pháp từ dễ tới trung bình. Có một câu sẽ cần học sinh vận dụng kiến thức, từ vựng phong phú.
Điền từ: Các em học sinh cần có vốn từ vựng phong phú và chắc về ngữ pháp.
Đọc hiểu: Gồm 12 câu và câu khó chỉ có 1, học sinh cần ôn tập kĩ và không mất nhiều thời gian ở các câu hỏi này để dành thời gian làm các câu khó.
Nhấn mạnh những sai lầm học sinh cần tránh trong quá trình ôn tập cũng nhưng trong quá trình làm bài thi, cô Tú chia sẻ: Trong quá trình ôn tập, học sinh quá chú trọng vào những phần có thế mạnh, dành thời gian ôn tập nhiều hơn cho những phần đó, những phần khó thường bỏ lại hoặc lựa chọn theo khái niệm “hên- xui”
Khi làm bài thi, các em chưa tô kín vào ô trả lời. Đó là lỗi mà học sinh thường mắc. Vì bài thi trắc nghiệm được chấm bằng máy nên nếu tô không kín, không đậm thì máy sẽ không "đọc" được và sẽ không cho điểm câu đó.
Vấn đề thứ hai là khi làm bài thi, các em không nên dừng lại quá lâu trước một câu hỏi nào vì đề thi trắc nghiệm có đến 50 câu. Hơn nữa, 50 câu trắc nghiệm này lại quy về thang điểm 10, nên mỗi câu chỉ có giá trị như nhau (0.2đ). Vì vậy, khi làm bài thí sinh nên chọn những câu dễ, những câu mà mình biết chắc để làm trước. Học sinh không được bỏ trống bất kỳ câu hỏi nào trong bài thi và tránh trường hợp tô tất cả các câu trả lời với 1 đáp án.
"Học sinh phải kết hợp ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý. Cứ thảnh thơi để ôn tập. Khi tới tuần học cuối cùng nên thư thái, thoải mái chứ không nên nhồi nhét thêm kiến thức. Hãy thong thả và ôn chắc những dạng bài dễ “ăn điểm” và dễ làm. Hãy chắc chắn về những câu dễ để thêm phần suy nghĩ cho câu khó hơn trong đề thi" - cô Dương Phạm Ngọc Tú.