thiên văn học

ESO công bố bản đồ hồng ngoại chi tiết nhất từng có về Milky Way
8 ngày trước Tinh hoa
Các nhà thiên văn học đã công bố một bản đồ hồng ngoại khổng lồ của thiên hà Milky Way với độ chi tiết chưa từng có trước đây, bao gồm tổng cộng hơn 1,5 tỷ vật thể. Sử dụng kính thiên văn VISTA của Đài quan sát Nam bán cầu của châu Âu (ESO), nhóm nghiên cứu đã theo dõi khu vực trung tâm của thiên hà chúng ta trong hơn 13 năm. Với 500 terabyte dữ liệu, đây là dự án quan sát lớn nhất từng được thực hiện bởi một kính thiên văn của ESO.
  • Quan sát mưa sao băng Perseids, một trong những hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất năm nay
    2 tháng trước Tinh hoa
    Mưa sao băng Perseids - mưa sao băng được coi là lớn nhất hàng năm - sẽ đạt cực điểm vào gần giữa tháng 8 này. Mặc dù ánh Trăng sẽ cản trở phần nào việc theo dõi của bạn, đây vẫn là hiện tượng đáng chú ý nếu thời tiết thuận lợi.
  • JWST hé lộ cấu trúc của bụi bao quanh một lỗ đen siêu nặng
    2 tháng trước Tinh hoa
    Một nhóm các nhà khoa học quốc tế do các nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle dẫn đầu đã sử dụng Kính thiên văn không gian James Webb (JWST) để tiết lộ một lớp bụi ẩn trong một thiên hà cách chúng ta 70 triệu năm ánh sáng.
  • Cơ chế nào khiến nhật hoa nóng hơn nhiều so với bề mặt Mặt Trời?
    2 tháng trước Tinh hoa
    Trong một nghiên cứu mới được công bố trên The Astrophysical Journal, một nhà nghiên cứu từ Đại học Alabama ở Huntsville (UAH), một phần của Hệ thống Đại học Alabama, đã công bố những khám phá quan trọng của hiện tượng được gọi là sóng động học Alfvén (KAW), qua đó mang lại hiểu biết mới về một bí ẩn đã có từ lâu trong vật lý thiên văn.
  • Có thể có một đại dương ẩn dưới bề mặt vệ tinh Ariel
    2 tháng trước Tinh hoa
    Bề mặt của Ariel, một vệ tinh của Sao Thiên Vương, được phủ một lượng lớn băng carbon dioxide, đặc biệt là ở "bán cầu sau" - bán cầu luôn ở phía sau so với hướng chuyển động quỹ đạo của vệ tinh này. Điều này gây ngạc nhiên vì ngay cả ở những nơi lạnh giá của hệ Sao Thiên Vương - cách Mặt Trời xa gấp 20 lần Trái Đất - carbon dioxide vẫn dễ dàng chuyển thành khí và thất thoát vào không gian.
  • Dấu hiệu của sự sống có thể ở rất gần bề mặt của Europa và Enceladus
    2 tháng trước Tinh hoa
    Bằng chứng cho thấy có đại dương nằm dưới lớp băng bao phủ bề mặt vệ tinh Europa của Sao Mộc và vệ tinh Enceladus của Sao Thổ đã được biết tới tứ trước đây.
  • Dữ liệu của Webb cho thấy một ngoại hành tinh có mùi trứng thối
    3 tháng trước Tinh hoa
    Một ngoại hành tinh nổi tiếng với thời tiết chết chóc đang che giấu một đặc điểm kỳ lạ khác - nó ... có mùi trứng thối, theo một nghiên cứu mới của Đại học Johns Hopkins dựa trên dữ liệu từ kính thiên văn không gian James Webb.
  • Quasar như một chuỗi ngọc nhờ thấu kính hấp dẫn trong hình ảnh của James Webb
    3 tháng trước Tinh hoa
    Hình ảnh mới của tháng từ Kính thiên văn không gian James Webb (NASA/ESA/CSA) cho thấy hiện tượng thấu kính hấp dẫn ở quasar RX J1131-1231, nằm cách Trái Đất khoảng sáu tỷ năm ánh sáng trong chòm sao Crater.
  • Lần đầu tiên chứng kiến quá trình siêu hố đen "nuốt chửng vạn vật"
    3 tháng trước Tinh hoa
    Các nhà thiên văn học lần đầu chứng kiến hiện tượng trung tâm của một thiên hà khác tăng độ sáng đột ngột, là dấu hiệu siêu hố đen của thiên hà này nuốt chửng vật chất xung quanh.
  • James Webb phát hiện hai thiên hà sớm nhất từng biết trong vũ trụ
    4 tháng trước Tinh hoa
    Kính thiên văn không gian James Webb (JWST) đã phát hiện ra hai thiên hà sớm nhất và xa nhất trong vũ trụ, tồn tại ở thời điểm chỉ 300 triệu năm sau Big Bang. Việc phát hiện các thiên hà còn sớm hơn thế có khả năng sẽ tiếp tục xảy ra.
  • James Webb quan sát vụ sáp nhập lỗ đen xa nhất từng được biết
    4 tháng trước Tinh hoa
    Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã sử dụng kính thiên văn không gian James Webb của NASA/ESA/CSA để tìm bằng chứng về sự sáp nhập đang diễn ra của hai thiên hà và các lỗ đen khổng lồ của chúng ở thời điểm khi vũ trụ chỉ mới 740 triệu năm tuổi. Đây là vụ sáp nhập lỗ đen xa nhất từng được ghi nhận và cũng là lần đầu tiên hiện tượng này được phát hiện ở giai đoạn sớm như vậy của vũ trụ.
  • Nghiên cứu cho thấy nguyên nhân Sao Kim mất lượng nước từng có cách đây vài tỷ năm
    5 tháng trước Tinh hoa
    Các nhà khoa học hành tinh tại Đại học Colorado Boulder đã khám phá ra làm thế nào mà Sao Kim - hành tinh láng giềng nóng rực và không thể sống được của chúng ta - trở nên khô cằn đến vậy.
  • Vụ nổ lớn hơn Trái Đất bùng phát trong nhật hoa của Mặt Trời
    5 tháng trước Tinh hoa
    Được chụp vào tháng 9 năm ngoái bởi Solar Orbiter của ESA, bức ảnh này mang lại một cái nhìn cận cảnh về ngôi sao của chúng ta, cho thấy khu vực chuyển tiếp hỗn loạn giữa sắc cầu và nhật hoa - hai lớp ngoài cùng của bầu khí quyển Mặt Trời. Những khu vực sáng hơn trong bức ảnh là khu vực nơi nhiệt độ lên tới khoảng 1 triệu độ C, trong khi những khu vực nguội hơn trông tối hơn một chút vì chúng hấp thụ bức xạ.
  • TOI-837b: hành tinh trẻ cỡ Sao Thổ với lõi lớn khác thường
    5 tháng trước Tinh hoa
    Các nhà thiên văn học châu Âu đã thực hiện quan sát quang phổ học và trắc quang đối với một ngoại hành tinh khổng lồ xa xôi được biết đến với tên gọi TOI-837 b. Kết quả là họ phát hiện ra rằng TOI-837 b là một hành tinh cỡ Sao Thổ còn khá trẻ với một lõi khối lượng lớn, điều này thách thức các lý thuyết hiện nay về sự hình thành lõi hành tinh.
  • Tinh vân Chân Mèo chứa một loại phân tử chưa từng được biết tới ngoài không gian
    5 tháng trước Tinh hoa
    Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một phân tử lớn khác thường mà trước đây chưa được phát hiện trong tinh vân 'Chân Mèo' (Cat's Paw Nebula), một vùng tạo sao cách Trái Đất khoảng 5.500 năm ánh sáng. Được tạo thành từ 13 nguyên tử, hợp chất này được gọi là 2-methoxyethanol, là một trong những phân tử lớn nhất từng được xác định ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta, các nhà khoa học đã thông báo phát hiện này vào ngày 12 tháng 4 trên The Astrophysical Journal Letters.
  • Webb quan sát Tinh vân Đầu Ngựa với độ sắc nét chưa từng có
    5 tháng trước Tinh hoa
    Kính thiên văn Không gian James Webb của NASA/ESA/CSA đã chụp được những hình ảnh hồng ngoại sắc nét nhất từ trước đến nay về một trong những đối tượng đặc biệt nhất trên bầu trời của chúng ta, Tinh vân Đầu Ngựa. Những quan sát này cho thấy một phần của tinh vân mang tính biểu tượng này dưới một góc nhìn hoàn toàn mới, ghi lại sự phức tạp của nó với độ phân giải không gian chưa từng có.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO