Một người phụ nữ sau thời gian nghỉ sinh trở lại công ty. Cô cho biết, mình không chịu nổi khi trước khi đi làm thấy con ngày nào cũng khóc. Hơn nửa năm trôi qua, tình trạng vẫn không thay đổi. Điều khiến bà mẹ lo lắng hơn nữa là cô cảm thấy mình không còn đặt ra những quy tắc nữa. Cho con đồ ăn nhẹ, xem TV và mua bất cứ thứ gì con muốn, những điều trước đây cô kiên quyết không đồng ý bây giờ lại thường thỏa hiệp.
Cô cho biết, nhìn con khóc, mình không đành lòng. Mỗi lần như thế, cô lại cảm thấy vô cùng có lỗi và cảm thấy mình không nên đi làm. Những bậc cha mẹ có tội luôn cảm thấy mình mắc nợ con cái và mù quáng thỏa mãn để bù đắp. Khi nghị lực của cha mẹ yếu đuối, đặc biệt là các bà mẹ, họ rất dễ dồn sức lực của mình vào việc chiều chuộng con cái.
3. Kiểu bất lực
Một bà mẹ từng than thở lúc nửa đêm, nói rằng đứa trẻ ở nhà mới 16 tháng tuổi và chị không thể kiểm soát được. Lấy việc ăn uống làm ví dụ, đứa trẻ bắt mẹ phải đem theo các loại đồ chơi yêu thích, mỗi ngày một món, nếu không nó sẽ la khóc. Ngay cả khi mang đồ chơi đến, đứa trẻ đôi khi sẽ ném đi và trèo khỏi ghế ăn, người mẹ chỉ có thể đuổi theo, dỗ dành không được đành quay sang chồng cầu cứu: "Anh giữ con và cho ăn đi. Nó thích anh hơn".
Cha mẹ bất lực có thể cố gắng hết sức để làm con hài lòng nhưng không bao giờ cố gắng thiết lập các nguyên tắc và có thói quen nhường lại trách nhiệm này cho người khác. Bằng cách này, họ không cần phải chịu trách nhiệm và có thể tự tin nói rằng đứa trẻ này khó nuôi không phải do tôi không thể quản lý tốt. Về cơ bản, đây là dấu hiệu của sự lười biếng và sợ trách nhiệm.
4. Kiểu điều khiển
Một người khác kể: "Bạn tôi hàng ngày cố gắng hết sức để giúp con lo mọi việc. Bé năm nay đã 10 tuổi, không phải làm việc nhà, đồ ăn được giao hàng ngày và có người giúp bé chọn quần áo, phối đồ. Bạn tôi nói rằng cuộc sống này thực sự chẳng có gì cô đạt được nên chỉ mong con không thiếu thốn gì, tập trung học hành, sau này lớn lên thành đạt. Vì thế mỗi lần con bị điểm kém, cô cảm thấy rất buồn".
Đây là sự kiểm soát điển hình nhân danh tình yêu. Cùng với kiểu kỳ vọng này, điều chúng ta thường nghe là: "Sao con có thể xứng đáng với sự hy sinh của mẹ? Mẹ con đã vất vả như vậy vì ai?". Bản chất của việc kiểm soát là sự phản ánh sự lo lắng và mất cân bằng bên trong của chính cha mẹ.
Tình yêu của họ dành cho con thực chất chỉ là để giải tỏa nỗi lo lắng trong nội tâm của chính họ, một khi hành vi của con không đáp ứng được nhu cầu thì sẽ trở thành "sự buộc tội".
Giải pháp cho sự chấm dứt những kiểu "chiều chuộng sai lầm" trên chắc chắn không phải là ngừng yêu thương trẻ mà là học cách yêu thương thực sự.
Vậy thực sự yêu thương con mình có nghĩa là gì? Tình yêu là một loại năng lực, người có khả năng yêu người khác trước hết phải yêu bản thân mình. Vì vậy, cha mẹ trước hết phải hoàn thiện mình để thực sự trưởng thành, có thể chấp nhận những tiếc nuối còn dang dở và ý thức được sự độc lập của mỗi người.
Đừng lợi dụng con để bù đắp những tiếc nuối, thậm chí coi trẻ em như một phần của "chính mình. Hãy nhớ nhắc nhở bản thân rằng chúng ta có người để yêu, bạn bè và cuộc sống riêng, và con cái chúng ta trong tương lai cũng vậy. Trách nhiệm của cha mẹ là kỷ luật và hướng dẫn con đúng cách.
Cha mẹ bất lực nên tự nhủ rằng nuôi dạy con cái cũng là một "kỹ năng đặc biệt" cần phải học. Bạn có thể học từ từ, có thể nhờ giúp đỡ, nhưng bạn không bao giờ được lười biếng. Đừng giao trách nhiệm làm cha mẹ của bạn cho người khác với danh nghĩa "không thể đảm đương được". Nỗi sợ hãi lớn nhất khi nuôi dạy con cái là không làm điều gì sai mà lại không làm.
Cách đơn giản nhất để đánh giá "yêu" hay "nuông chiều" là khi yêu con, trong lòng chúng ta có cảm thấy cân bằng và hạnh phúc không? Khi bạn sợ hãi, bối rối, vướng mắc, bạn nên dừng lại và nhìn xem: Bạn có thực sự yêu con mình không, hay bạn đang nhân danh "tình yêu" để thỏa mãn những khuyết điểm bên trong của mình?
Cha mẹ có tấm lòng nhân hậu, vững vàng trong quan điểm sống, có lòng tự trọng cao sẽ không bao giờ "nuông chiều" dù có yêu thương con đến mấy. Khi bạn sợ hãi và bối rối, hãy ngừng tham gia nuôi dạy con cái một thời gian, hãy yêu bản thân mình trước, đánh thức đứa trẻ bên trong mình và trò chuyện vui vẻ.
Chiều chuộng không có nghĩa là có quá nhiều tình yêu; nó là phản ứng sự thiếu tình yêu trong đứa trẻ bên trong chúng ta. Và chỉ có bản thân chúng ta mới thay đổi được điều đó.