“OJ 287 đã được chụp lại từ năm 1888 và được theo dõi kỹ càng từ năm 1970,” tác giả chính của nghiên cứu Mauri Valtonen thuộc Viện Nghiên cứu Cơ bản Tata ở Mumbai, Ấn Độ (Tata Institute of Fundamental Research), cho biết trong một công bố. “Chúng ta chỉ đơn giản là không may mắn. Chẳng có ai quan sát OJ 287 vào đúng những đêm nó có những hoạt động đột phá.”
Vậy thì điều gì đã xảy ra? Các nhà nghiên cứu tính toán rằng lỗ đen nhỏ hơn trong OJ 287 có khối lượng gấp khoảng 150 triệu lần khối lượng Mặt Trời của chúng ta. Tia sáng khổng lồ đầu tiên này xảy ra do đã nuốt chửng một lượng khí, dẫn đến một tia vật chất được hình thành và bắn ra khỏi lỗ đen nhỏ.
Ngay sau khi lỗ đen nhỏ đi qua đĩa bồi tụ của lỗ đen siêu nặng - nặng gấp 18 tỷ lần Mặt Trời - những tia vật chất tương tác với đĩa bồi tụ, tạo ra tia gamma và được phát hiện bởi kính thiên văn Fermi.
Kết hợp các điều trên lại, hai tia sáng này đã khẳng định được rằng OJ 287 phải là một hệ lỗ đen kép, trong đó thì vật thể nhỏ hơn đi xuyên qua đĩa khí của người hàng xóm lớn hơn một cách đều đặn.
Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ trong số tháng 6 của The Monthly Notices of the Royal Astronomical Society (Báo cáo hàng tháng của Hội thiên văn học Hoàng gia - Anh).
Vũ Dũng
Theo Livescience