Bé có xu hướng học hỏi mọi thứ mà bản thân muốn biết. Điều này được biểu hiện qua sự say mê đối với những cuốn sách, niềm thích thú khi được trao cơ hội tìm hiểu những thông tin chưa biết, hay thậm chí là ánh mắt sáng rực khi tiếp nhận những kiến thức độc đáo.
Không những thế, sau khi biết được một thông tin mới, trẻ thường có xu hướng đào sâu và học hỏi thêm những thông tin liên quan. Bộ não của bé như một bộ máy lưu trữ tối tân có thể chứa đựng rất nhiều kiến thức mới lạ. Ngoài ra, khi gặp một vấn đề khó hiểu, trẻ thường tìm tòi mọi cách để có thể có được đáp án.
Khả năng học nhanh cũng là một dấu hiệu cho thấy trẻ thông minh. Đối với một vấn đề mới, chỉ cần nghe qua 1-2 lần, trẻ có khả năng ghi nhớ và hiểu nhanh hơn so với những bé cùng trang lứa.
8. Trẻ thông minh có sự tập trung đáng kinh ngạc
Khi con tập trung làm việc gì đó, mọi thứ xung quanh trẻ dường như biến mất. Chúng chỉ hướng sự chú ý của mình vào công việc đang làm. Đó có thể là cuốn truyện hoặc trẻ đang say mê tìm hiểu về đại dương… Kể cả trong bữa ăn, giờ học, lúc chơi hay đi ngủ trẻ cũng nghĩ về những thứ này.
Nếu con bạn có những đặc điểm này, bé có thể là một thiên tài. Bạn có thể thảo luận với cô giáo và nhà trường để con nhận được sự giáo dục phù hợp. Giống như bất kỳ đứa trẻ nào, trẻ có những đặc điểm này cần được phát huy và kiểm tra trí tuệ thường xuyên.
9. Trẻ thông minh thích ở một mình
Những đứa trẻ tự chơi một mình với đồ chơi, sách tô màu hoặc giải câu đố thường rất thông minh. Những đứa trẻ có chỉ số thông minh cao đa số là người hướng nội.
Nguyên nhân là do những đứa trẻ hướng nội thích tự tìm tòi, học hỏi. Việc chủ động tìm kiếm thông tin sẽ giúp trẻ nhạy bén và nâng cao khả năng tư duy.
10. Trẻ thông minh có thể nói chuyện với chính mình
Đại học Pennsylvania (Mỹ) từng có một nghiên cứu chỉ ra rằng ngôn ngữ là hệ thống giao tiếp, đồng thời cũng là phương tiện giúp nâng cao nhận thức và tư duy, dù trẻ hay già. Bởi vậy khi trẻ đang giao tiếp với chính suy nghĩ của chúng, điều này cho thấy khả năng diễn đạt của trẻ khá cao và có tư duy não bộ linh hoạt.
Tự giao tiếp với bản thân không có nghĩa là trẻ có vấn đề về thần kinh, mà đây là giải pháp để trẻ có thể phát triển khả năng tư duy, nhận thức, đồng thời còn có thể giúp trẻ tìm ra nhiều ý tưởng mới mẻ khác.
11. Trẻ thông minh rất tò mò
Thích khám phá mọi thứ xung quanh, tháo rời hoặc phá hỏng đồ chơi để xem cấu tạo bên trong, hoặc hỏi một vạn câu hỏi vì sao rất có thể là dấu hiệu của một đứa bé thông minh. Cha mẹ nên đưa ra các câu trả lời chi tiết, có bằng chứng để giải đáp thắc mắc của trẻ.
Cha mẹ đừng hạn chế sự tò mò của bé dù điều này đôi khi có thể gây khó chịu. Nếu gặp khó khăn trong việc giải thích các kiến thức cho con, phụ huynh có thể tìm kiếm trên Google để tổng hợp câu trả lời.
7. Trẻ thông minh thường có nhu cầu học tập vô tận Ảnh: Shutterstock
12. Trẻ thông minh thường thích chơi cùng những người lớn tuổi hơn
Trẻ thông minh có thể gặp khó khăn khi giao tiếp với các bạn cùng lứa tuổi vì sở thích và năng lực không tương đồng. Do đó, các bé thường cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp với người lớn, như thầy cô, anh chị, cô chú…
Không chỉ cảm thấy vui vẻ khi kết bạn với người lớn tuổi hơn, trẻ còn thích thú khi được tiếp thu nhiều kiến thức mới lạ từ người lớn, đồng thời xem mỗi buổi trò chuyện là một cuộc đấu trí thú vị.
Mặc dù khi lớn lên, trẻ thông minh thường chơi với bạn bằng tuổi, nhưng khi còn nhỏ, điều này là khó khăn hơn đối với bé. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là khuyến khích trẻ chơi đùa với các bạn cùng lứa tuổi để tránh bị cô lập và thu mình do khác biệt về khả năng trí tuệ. Cha mẹ có thể giúp con kết bạn với mọi người ở mọi lứa tuổi bằng cách dạy trẻ các kỹ năng xã hội cần thiết.
13. Trẻ thông minh thường nhìn chằm chằm vào một thứ
Con bạn có bao giờ nhìn chằm chằm vào một điểm hay một vật gì đó? Nếu có thì đó chính là dấu hiệu thể hiện con bạn có khả năng tập trung và tư duy sâu sắc. Trẻ em sáng dạ thường bắt đầu nhìn nhận và chú ý sự vật, sự việc xung quanh ngay từ khi còn rất nhỏ.
14. Trẻ thông minh thường ngủ ít hơn
Những em bé có năng khiếu thường có mức năng lượng dồi dào hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Chúng không cần ngủ nhiều và không bị ảnh hưởng bởi việc ngủ ít như cáu kỉnh, khóc lóc...
Những trẻ có não hoạt động nhanh sẽ mất nhiều thời gian hơn để "tắt công tắc" não. Do đó, chúng thường ngủ muộn hơn so với những trẻ khác.
15. Trẻ thông minh thường có chiều cao phát triển
Các nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ cao hơn có chỉ số IQ cao, học giỏi hơn ở trường, ít có nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi.