Tiến sĩ Ashoor cho biết, các kỹ sư xây dựng hai con đập vào những năm 1970 đã không thể lường trước biến đổi môi trường ở khu vực sau hơn 50 năm.
Hai con đập lần lượt bị vỡ ở thượng nguồn đã trút một lượng lớn vô cùng lớn xuống thành phố Derna và các khu vực lân cận.
Hiện nay, khu vực đông bắc Libya ngày càng bị sa mạc hóa, nghĩa ngày là càng ít các loài thực vật có khả năng hấp thụ nước tồn tại.
Tiến sĩ Ashoor từng kêu gọi chính phủ miền đông Libya xem xét vấn đề một cách nghiêm túc, giảm nguy cơ lũ lụt bằng cách "bảo trì định kỳ các công trình quan trọng" và tăng cường phủ xanh để ngăn tình trạng sa mạc hóa.
Tuy nhiên, Libya hiện vẫn đang trong tình trạng nội chiến kể từ năm 2014 với hai chính phủ tồn tại song song nên các vấn đề trên chưa được quan tâm đúng mực.
Năm 2021, các kiểm toán viên thuộc chính quyền miền đông Libya phát hiện khoản tiền 2,5 triệu USD được duyệt chi để sửa chữa hai con đậpchưa từng được sử dụng đúng mục đích. Giới chức Libya khi đó đổ lỗi cho Bộ Tài nguyên nước.
Sau thảm họa, các công tố viên Libya đã cam kết sẽ điều tra tận gốc vấn đề và xác minh quỹ bảo trì hai con đập đã được sử dụng vào mục đích gì.
Derna là thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau thảm họa.
Tổng công tố Libya al-Sediq al-Sour nói: "Tôi khẳng định rằng bất cứ ai mắc lỗi dẫn đến thảm họa sẽ bị đưa ra xét xử trước pháp luật".
Jalel Harchaoui, chuyên gia am hiểu về Libya tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia London ở Anh, nói một cuộc điều tra có thể "đặt ra thách thức đặc biệt" với cơ quan tư pháp vì vấn đề có thể liên quan đến các cấp lãnh đạo cao nhất ở chính quyền miền đông và miền tây Libya.