Nội dung kiểm tra, rà soát gồm: hồ sơ về điều kiện hoạt động của đơn vị đăng kiểm; điều kiện nhân sự; công tác tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên; trang thiết bị và việc thực hiện kiểm định xe cơ giới; hoạt động quản lý, sử dụng và lưu trữ dữ liệu kiểm định;
Công tác thu, nộp và quản lý, sử dụng phí bảo trì đường bộ; quản lý, sử dụng phôi ấn chỉ đăng kiểm được cấp phát; các nội dung khác thuộc chức, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Tổ công tác xem xét, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm tại các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới theo quy định tại Nghị định số 139/2018/NĐ-CP; trường hợp vượt thẩm quyền thì ghi nhận vào biên bản và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
Cục Đăng kiểm Việt Nam mới đây cũng đã có văn bản gửi các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới yêu cầu tăng cường công tác kiểm định, bố trí làm thêm giờ để giải quyết phương tiện khi đến kiểm định. Theo đó, nếu lượng phương tiện tăng cao, đơn vị đăng kiểm bố trí thời gian làm thêm giờ kể cả ngày nghỉ (thứ 7 và chủ nhật) để đáp ứng nhu cầu kiểm định của người dân. Việc bố trí làm thêm giờ phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về lao động.
Đối với trường hợp phương tiện khi vào kiểm định không đạt tiêu chuẩn, lãnh đạo đơn vị phân công cán bộ có trình độ giải thích rõ ràng, đầy đủ và hướng dẫn khách hàng sửa chữa, khắc phục đúng theo quy định để kiểm định lại tránh để khách hàng bức xúc.