TP.HCM phát triển đô thị đa cực theo các hướng Đông – Tây – Nam – Bắc theo thế mạnh của từng địa phương. Trong đó, hai hướng Đông và Bắc – Tây Bắc được nhiều chuyên gia đề xuất là hướng phát triển chính của TP.HCM.
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của TP.HCM đến năm 2040 có nhiều điều chỉnh phù hợp nhằm đạt các mục tiêu xây dựng thành phố xanh, thân thiện, phát triển hướng vào hệ thống giao thông công cộng và dựa trên nền tảng cảnh quan thiên nhiên, thích ứng với nước và biến đổi khí hậu; tôn vinh giá trị văn hoá, lịch sử và bảo vệ hệ sinh thái nhằm xây dựng không gian sống hấp dẫn, bền vững, bản sắc. Từ đó, xây dựng một TP.HCM là thành phố toàn cầu, nơi các khu đô thị đặc sắc trong khu vực và trên thế giới. Đồ án điều chỉnh với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành về quy hoạch, phát triển đô thị.
Theo đồ án, định hướng thiết kế các cấu trúc đô thị đặc trưng và các trọng điểm phát triển chia thành nhiều cụm đô thị theo đúng chức năng và thế mạnh từng địa bàn: Đô thị lịch sử, đô thị sông rạch, đô thị ven sông, đô thị sáng tạo, …
Để thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nhiều chuyên gia khi góp ý cho việc điều chỉnh đồ án quy hoạch, đề xuất TP.HCM nên xác định lại hướng phát triển không gian đô thị chính là Đông và Bắc - Tây Bắc.
Hai hướng phát triển này hiện là các địa bàn có diện tích rộng lớn nhất TP.HCM, kết nối với trung tâm hiện hữu qua hệ thống giao thông như sau: đô thị đường ven sông Sài Gòn (từ cầu Sài Gòn đến Bến Súc, huyện Củ Chi), kết nối vào quốc lộ (QL) 22, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, QL 13, tỉnh lộ 8; tiếp giáp với các thành phố phát triển của tỉnh Bình Dương (TP Thuận An, TP Dĩ An, TP Thủ Dầu Một), mức độ mở rộng, kết nối thông thương càng dễ dàng và thuận tiện hơn.
Theo đồ án, vùng đô thị phía Bắc có các chức năng chính bao gồm: dịch vụ giải trí, văn hoá, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ sinh thái môi trường và nông nghiệp (nông nghiệp cảnh quan, hữu cơ, chất lượng cao, công nghệ cao), công nghiệp, giáo dục, đào tạo, hỗ trợ và đào tạo công nghệ phục vụ nông nghiệp và công nghệ sinh thái môi trường, du lịch sinh thái - văn hoá - lịch sử… Dự báo quy mô dân số đến năm 2040 là khoảng 3,2 - 3,9 triệu người, đến năm 2060 là khoảng 4,0 - 4,9 triệu người. Đồng thời bổ sung hoàn thiện mạng lưới giao thông trên cơ sở ưu tiên mở các tuyến mới đi kèm phát triển không gian đô thị mới và tái định cư hai bên tuyến; Quy hoạch 13 cầu qua sông Sài Gòn, kết nối với tỉnh Bình Dương (trong đó có 10 cầu mới).
Bên cạnh đó, lấy không gian ven sông Sài Gòn làm mặt tiền cho đô thị, từ khu vực trung tâm truyền thống ở ven sông, phát triển dải đô thị hai bên sông như "trái tim mở rộng". Kết hợp các khu vực dọc theo hệ thống thủy lợi nhân tạo, chủ yếu nằm ở phía Tây và phía Bắc trung tâm thành phố (đô thị kênh rạch), phát triển theo các kênh rạch hiện hữu với các tuyến đường chạy song song với kênh, kích hoạt hành lang dọc kênh với các hoạt động thương mại.
Đồ án quy hoạch định hướng đầu tư hạ tầng xanh đa chức năng dọc sông Sài Gòn, góp phần phát triển kinh tế dịch vụ, khôi phục đa dạng sinh học, gia tăng chất lượng môi trường vùng đô thị. Sông Sài Gòn được quy hoạch trở thành mạch xương sống của đô thị đặc biệt – TP HCM.
Các khu vực phát triển và tái phát triển dọc các tuyến sông và kênh rạch chính của TP.HCM – sông Sài Gòn, Kênh Đôi và Rạch Chiếc gọi tên đô thị ven sông chọn ưu tiên các công trình mật độ cao, công viên, hoạt động thương mại, tiện ích công cộng tập trung dọc bờ sông.
Sông Sài Gòn trong tương lai trở thành điểm đến quý giá không thể thiếu của mọi người dân và du khách, điểm đến mang bản sắc độc đáo, gắn với cảnh quan của dòng sông trong xanh, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của TPHCM.
Những địa bàn thuộc Bắc Sài Gòn và nằm dọc theo sông Sài Gòn có gấp đôi tiềm năng và cơ hội phát triển cũng đang thay da đổi thịt mỗi ngày với nhiều dự án nâng cấp hạ tầng đô thị. Ảnh phối cảnh dự án căn hộ A&T Sky Garden tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn.
Có thể thấy, với đồ án điều chỉnh quy hoạch đô thị TPHCM theo hướng đa cực, các quận, huyện, thành phố thuộc các cực phát triển sẽ được đầu tư bài bản và đúng trọng tâm, không ngoài mục tiêu phát triển bộ mặt đô thị, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đặc biệt, các địa bàn phía Bắc Sài Gòn đồng thời nằm dọc theo hai bên bờ sông Sài Gòn như quận 12, Củ Chi (TP HCM), khu vực TP Thuận An (Bình Dương) có gấp đôi cơ hội và tiềm năng phát triển trong những năm tới.