Du khách check-in ở hẻm Tu Sản, phía dưới là dòng sông Nho Quế ở Hà Giang
Là một người đã và đang dẫn rất nhiều đoàn du khách đến với vùng Đông Bắc, Tây Bắc, ông Trần Thế Dũng giải thích nhiều khách du lịch khi tới đây rất thích mặc thử trang phục của người ở vùng này để chụp ảnh lưu niệm.
"Ngay cả nhiều khách quốc tế cũng thích thuê trang phục của người Tày, Thái, Mông… để mặc rồi chụp ảnh. Nhiều khách quốc tế khác tới Việt Nam là mặc áo dài, đội nón lá, góp phần quảng bá hình ảnh con người, điểm đến Việt Nam.
Vậy thì không lý do gì một cô hoa hậu mặc cổ phục của nước khác ở sông Nho Quế lại bị phản ứng. Việc làm đẹp điểm đến du lịch Việt Nam qua các bộ trang phục của các dân tộc trên thế giới cần được khuyến khích, thay vì khắt khe" – ông Trần Thế Dũng nói.
Trong khi đó, một số ý kiến khác cho rằng chỉ khi nào du khách quảng bá, tuyên truyền hoặc giới thiệu sai về điểm đến của Việt Nam hoặc đứng ở thắng cảnh của Việt Nam mà quảng bá thành điểm đến khác, khi đó mới cần lên án.
Bức ảnh hoa hậu thùy Tiên mặc trang phục Mông Cổ đứng ở sông Nho Quế gây tranh cãi