Đối với con gái, bố là người khác giới đầu tiên tiếp xúc với mình. Khi con gái không cảm nhận được tình yêu của bố mình, chúng sẽ gặp bất lợi trong việc tìm người bạn đời sau này, luôn cảm thấy mình không đủ tốt, không xứng với người ta.
2. Rối loạn ăn uống
Nếu mối quan hệ giữa bố con luôn đối đầu với nhau, đứa trẻ có xu hướng bị rối loạn ăn uống hoặc có các hành vi bất ổn trong chuyện tình cảm sau này.
Trẻ em trước 12 tuổi thường có suy nghĩ đơn giản, thậm chí rất khác so với người lớn. Chúng sẽ coi việc bị bố đánh mắng là hành vi ghét bỏ mình, luôn cho mình là cái gai trong mắt bố. Mối quan hệ giữa 2 bố con vì thế mà luôn căng thẳng và gây ra những hậu quả không lường trước được.
Điều đáng nói nhất là mối quan hệ tồi tệ giữa 2 bố con còn có thể gây ra chứng rối loạn ăn uống ở trẻ. Qua nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện ra những cô gái có mối quan hệ không tốt với bố mình có nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống cao hơn.
Theo phân tích của các chuyên gia, điều này có thể là do con cái thiếu sự quan tâm của người bố, mối quan hệ giữa họ luôn thù địch.
3. Do dự
Bên cạnh việc một người bố thờ ơ với con cái hay thường xuyên đánh đập, mắng mỏ, cũng có nhiều người rất nghiêm khắc với con mình. Họ luôn kiểm soát mọi hành động của con cái. Kiểu người bố này rất độc đoán.
Một đứa trẻ lớn lên dưới tình yêu của người bố độc đoán thường có tính ỷ lại, do dự khi làm bất cứ điều gì, khó khăn để có thể tự đưa ra quyết định của riêng mình. Bởi vì chúng đã quen với việc bố mình luôn là người có tiếng nói cuối cùng trong mọi việc. Khi cần đưa ra quyết định gì, chúng sẽ rất lúng túng.
Bố mẹ quyết định thay con cái trong mọi việc chẳng khác nào đang giết chết dần cuộc sống của con mình. Kiểu người bố này không coi đứa trẻ là một cá thể độc lập dù chúng có trưởng thành như thế nào.
4. Dễ hối hận và thường tự trách mình
Trên thực tế, có một kiểu người bố không bao giờ khen ngợi, động viên con cái, chỉ cần con làm điều gì đó không vừa ý mình thì liền đánh đập ngay.
Kiểu quan hệ giữa cha con như thế này khiến trẻ lớn lên có xu hướng dễ hối hận và tự trách mình. Dù xảy ra chuyện gì chúng cũng luôn cảm thấy đó là lỗi của mình.
Khi trẻ lớn lên dưới ảnh hưởng của một người bố như vậy, nếu chúng không nhận thức được những hành vi của bố mình là sai, chúng có xu hướng trở nên kém cỏi, tự ti, luôn cảm thấy cái bóng quá lớn của bố và không dám tự đưa ra bất cứ ý kiến nào. Một đứa trẻ như vậy thường không cảm nhận được hạnh phúc là gì.