3. Cha mẹ không dạy con cách giao tiếp
Một số trẻ rụt rè, không vui vẻ, không muốn chào hỏi khi gặp người khác. Nguyên nhân là do trẻ ít có cơ hội giao tiếp với người khác nên không biết phải làm gì khi gặp người lạ. Việc chào hỏi, không biết tìm chủ đề, không biết cách xưng hô với nhau... khiến trẻ ngại và khép mình hơn.
Về vấn đề này, cha mẹ cần hướng dẫn và tạo điều kiện cho con cái có cơ hội tiếp xúc với nhiều người. Khi trẻ nắm vững một số kiến thức về giao tiếp, ít nhất là biết cách xưng hô phù hợp, trẻ sẽ dần cởi mở hơn.
4. Cha mẹ dán nhãn
Khi trẻ không chào hỏi kịp thời, một số cha mẹ sẽ dán nhãn cho con mình là không thích nói chuyện, sống nội tâm... Theo thời gian, trẻ ngày càng ít giao tiếp với người khác hơn.
Cha mẹ không nên tuỳ tiện gắn nhãn cho con cái, hãy tôn trọng tính cách của con mình và tìm cách khắc phục từng ngày. Sự kiên nhẫn của cha mẹ là chìa khóa để con dần bớt nhút nhát.
5. Cha mẹ để con sống trong môi trường đơn điệu
Nếu trẻ ít ra ngoài, ít tiếp xúc với môi trường xa lạ, ít làm quen với người mới trong thời thơ ấu mà thường có thời gian dài sống trong một nơi đơn điệu, chúng có xu hướng ngại ngùng khi tiếp xúc với người khác.
Khi tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn, trẻ sẽ khó thích nghi với môi trường mới. Khi ở trong môi trường xa lạ hoặc khi đối mặt với những người lạ mặt, trẻ sẽ có cảm giác thiếu an toàn và hoảng sợ.
Cha mẹ nên đưa con đi chơi thường xuyên hơn ở những nơi công cộng như công viên, khu vui chơi để tiếp xúc với người lạ hoặc tham gia nhiều hoạt động nhóm. Điều này sẽ góp phần tăng khả năng trẻ thích ứng với môi trường lạ.
Tóm lại, những vấn đề trong giao tiếp của trẻ thường xuất phát từ những vấn đề trong phương pháp giáo dục của cha mẹ. Cha mẹ không nên lấy lý do con là người hướng nội, ít nói mà nên nhận ra những khuyết điểm trong phương pháp giáo dục của bản thân, nỗ lực hướng dẫn con cái thay đổi tốt hơn.