Trí thông minh không phụ thuộc hoàn toàn vào gene

Nhật Phong | 26/04/2022, 13:03
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều phụ huynh bỏ ra hàng chục triệu đồng để xét nghiệm gene giải mã trí thông minh, năng khiếu bẩm sinh của trẻ. Theo các chuyên gia, việc làm này không có tác dụng, không đánh giá đúng khả năng của trẻ.

Theo ông, muốn biết trẻ có thiên hướng lĩnh vực nào thì phải gần gũi, quan tâm, chia sẻ, quan sát, hỏi han, chơi với chúng… để thấu hiểu chúng. Nhiều người phó mặc việc đó cho tờ xét nghiệm gene là rất sai lầm. Đúng là mỗi đứa trẻ sinh ra đều có những thiên hướng phát triển cụ thể của bản thân, nhưng việc xét nghiệm gene không nói lên điều gì cả.

Đó là chưa kể công thức kiểu gene + môi trường = kiểu hình. Nghĩa là môi trường có yếu tố rất lớn trong việc hình thành tính cách, tài năng, trí tuệ của trẻ. Việc quyết định có cho trẻ làm các xét nghiệm này hay không là quyết định của mỗi người, nhưng đừng để bản thân bị lừa, trở thành phong trào lừa, rất phản khoa học.

Có gene, nhưng chưa chắc đã biểu hiện ra

Theo TS Chí Bảo, Phó Trưởng phòng Khoa học công nghệ, Quan hệ quốc tế của Đại học Quốc gia TPHCM, các loại gene cho trí tuệ thông minh, toán học… có thể tìm ra được. Tuy nhiên, phần tìm ra được chưa thể nói ra hết các biểu hiện của gene. Vì gene chỉ đóng góp khoảng 30%, cho biểu hiện, phần còn lại do ảnh hưởng của môi trường, hành vi thói quen…

Ví dụ, trẻ nhỏ có “bản đồ” gene liên quan đến âm nhạc. Trường hợp phụ huynh đầu tư cho trẻ trong một khoảng thời gian nhất định, trẻ sẽ bộc lộ năng khiếu đó. Tuy nhiên, nếu bố mẹ biết biểu hiện gene năng khiếu này khi đứa bé đã lớn, trí não không còn cho niềm đam mê âm nhạc. Giai đoạn này, khả năng lĩnh hội âm nhạc sẽ dần phai nhạt.

Vì vậy, gene là yếu tố tiềm năng, chỉ chiếm 30%, phần còn lại 70% là do tác động của môi trường, hành vi, quá trình rèn luyện… để hình thành được sự thông minh hoặc thiên hướng bẩm sinh. Đặc biệt, trải nghiệm và môi trường sống của mỗi cá nhân đều đóng góp lớn vào việc hình thành cá tính một con người, dù đó là tài năng hay bệnh tật.

Ở Việt Nam, việc điều trị bệnh, phòng bệnh từ việc đọc gene đã bắt đầu phát triển. Đọc được gene thì có thể biết người này có nguy cơ mắc bệnh gì để phòng bệnh từ sớm. GS.TS Lê Đình Lương, cho biết thuật ngữ “tử vi ADN” đã được dùng từ lâu, hiểu nôm na nó là chứng minh thư ADN hay thẻ ADN cá nhân.

Thông tin của “lá tử vi ADN” gồm thông tin của các gene (các đoạn ADN) phản ánh tính đặc trưng riêng của mỗi cá thể. Thông tin về các gene liên quan đến bệnh tật. Hiện nay, Di truyền học đã phát hiện khoảng 5.000 bệnh di truyền ở người. Trong đó thế giới đã có quy trình chẩn đoán khoảng 1.000 bệnh. Về lĩnh vực đo trí thông minh, năng khiếu, cảm xúc… thì ngay cả trên thế giới cũng không có côngnghệ nào.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/hoc-duong/tri-thong-minh-khong-phu-thuoc-hoan-toan-vao-gene-jn3uafwnR.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/hoc-duong/tri-thong-minh-khong-phu-thuoc-hoan-toan-vao-gene-jn3uafwnR.html
Bài liên quan
Công bố hoàn tất giải mã 1000 hệ gene người Việt
Cơ sở dữ liệu hệ gene người Việt được kỳ vọng sẽ là tiền đề thúc đẩy sự phát triển của y học dự phòng và thực hành y học chính xá

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trí thông minh không phụ thuộc hoàn toàn vào gene